- Cậu con là công nhân khai thác đá cho một doanh nghiệp được 2 năm nhưng không có hợp đồng lao động. Khoảng gần 1 năm nay, cậu bị thu 600 ngàn mỗi tháng mà doanh nghiệp bảo là đóng BHXH. Giờ cậu bị tai nạn khi lao động do khai thác đá cho doanh nghiệp đó và hết nhiều tiền chữa trị.
TIN BÀI KHÁC
Nhưng doanh nghiệp đó chối bỏ trách nhiệm vì bảo rằng cậu con không có hợp đồng lao động và bảo hiểm đóng chưa đến 1 năm.
Doanh nghiệp làm đúng hay sai?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.”
Bộ luật Lao Động - Điều 22. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Cậu bạn đã làm việc 2 năm, theo quy định nêu trên thì sẽ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Nếu công ty không ký hợp đồng lao động là đã vi phạm quy định về ký hợp đồng lao động.
Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động của BHXH bắt buộc
Điều 39 Luật BHXH 2006 quy định: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”
Theo đó, đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội, bị tai nạn lao động với mức suy giảm từ 5% trở lên và không phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH.
Về trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động
Điều 144 BLLĐ 2012 quy định:
“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Khoản 2, 3, 4 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).