- Con tôi năm nay 16 tuổi và cháu nó chưa có CMND. Tôi (HKTT tại Khánh Hòa) và vợ của tôi (HKTT tại Quãng Ngãi) không đăng ký kết hôn, hiện nay đã chia tay.
TIN BÀI KHÁC
Cháu sanh tại bệnh viện Từ Dũ, TPHCM (có giấy chứng sanh), tôi có KT3 tạm trú tại P.11 Q3 TPHCM và làm giấy khai sinh (đăng ký quá hạn) cho cháu tại P11 Q3.
Nay tôi muốn cho cháu nhập Hộ khẩu về Khánh Hòa để làm CMND cho cháu nhưng: Tôi và vợ tôi đã chia tay (hiện cháu đang ở với tôi từ nhỏ đến nay và chưa nhập hộ khẩu vào bất kỳ đâu). Khi làm giấy chứng sanh cho cháu, vợ tôi dùng tên khác so với tên trong Hộ khẩu và CMND (điều này sau này tôi mới biết) nên giấy khai sinh của cháu hiện tại có tên của Mẹ nhưng không đúng với tên thật trong HKTT và CMND.
Giấy tờ của cháu hiện tại gồm có: Giấy đăng ký Khai sinh (Quá hạn) tại TPHCM; tên mẹ trên giấy khai sanh của cháu không đúng với tên mẹ HKTT); KT3 của tôi và cháu; HKTT của tôi.
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề sai sót thông tin trong giấy khai sinh
Trường hợp giấy khai sinh của cháu có sai sót thông tin thì phải tiến hành cải chính giấy khai sinh theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: “2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký”.
1. Về thẩm quyền:
Điều 37 Mục 7 Chương II Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch:
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
2. Về thủ tục:
Điều 38 Mục 7 Chương II Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định:
- Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp:
+ Tờ khai (theo mẫu quy định);
+ Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch
+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
- Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.
Thứ hai, về đăng ký thường trú
Điều 6 Nghị định 35/2014/TT-BCA hướng dẫn chi tiết Luật Cư trú 2013 quy định về Hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể
Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:
a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;
Như vậy, đối với trường hợp đăng ký thường trú cho cháu thuộc trường hợp con ở với cha nên khi đăng ký thường trú phải xuất trình giấy khai sinh.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).