- Năm 2008, tôi vào làm việc tại Công ty cổ phần và bảo hiểm ở đây được hơn 1 năm thì tôi nghỉ việc vì sức khỏe kém. Tôi không lấy hợp đồng cùng sổ bảo hiểm.

TIN BÀI KHÁC

Năm 2010, tôi có xin vào làm ở công ty điện tử. Công ty mới có đóng bảo hiểm cho tôi nhưng hiện nay lại yêu cầu sổ của công ty cũ. Giờ tôi phải làm như thế nào để có sổ nộp cho công ty mới khi tôi không còn liên lạc với công ty cũ nữa.

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Điểm b, c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:

“b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian ngư¬ời lao động làm việc;

c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;”

Tuy nhiên, việc bạn nghỉ việc mà không có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ cũng như không quay trở lại công ty để nhận sổ BHXH. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ BHXH làm cơ sở để đóng BHXH trong suốt quá trình lao động cho đến nghỉ chốt sổ nghỉ hưu. Do bạn phải cung cấp được sổ đã cấp để công ty mới tiến hành thủ tục đóng BHXH và chốt sổ BHXH khi bạn thôi việc.

Như vậy, bạn có trách nhiệm phải quay lại công ty cũ để đề nghị họ hoàn trả sổ BHXH cho bạn. Nếu công ty cũ không còn giữ sổ BHXH, Điều 61 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam).

“Người tham gia BHXH, BHYT được cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trong sổ BHXH. Trường hợp cơ quan BHXH làm mất hoặc hỏng sổ BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp lại sổ BHXH, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN. Sổ BHXH thu hồi phải lưu cùng hồ sơ cấp lại sổ BHXH.”

Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH được quy định tại Điều 32 của Quyết định này, cụ thể:

“1. Do đơn vị làm mất hoặc hỏng.

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS), kèm theo danh sách người lao động mất, hỏng sổ BHXH.

b) Biên bản xác định nguyên nhân mất hoặc hỏng sổ BHXH.

c) Sổ BHXH (trường hợp hỏng).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Do người tham gia làm mất hoặc hỏng.

2.1. Thành phần hồ sơ:

2.1.1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH:

a) Đơn đề nghị của người có sổ BHXH (mẫu D01-TS).

b) Sổ BHXH (trường hợp hỏng).

2.1.2. Trường hợp nộp hồ sơ thông qua đơn vị: hồ sơ như quy định tại Tiết 2.1.1, Điểm 2.1, Khoản 2 Điều này và thêm văn bản đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS).

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”

Như vậy, bạn làm hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ BHXH như trên.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).