- Vợ tôi bị tai nạn lao động từ ngày 01/01/2013 và đã đi điều trị phục hồi chức năng đến nay vẫn chưa bình phục.
TIN BÀI KHÁC
Tôi đề nghị cơ quan cho vợ tôi đi giám định thương tật thì cơ quan trả lời là khi nào khỏi và đi làm trở lại mới được đi giám định. Vậy cho tôi hỏi cơ quan tôi nói như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 4, 5 Điều 152 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.”
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định:
“Điều 20. Giám định mức suy giảm khả năng lao động theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.”
Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định tỷ lệ thương tật như sau:
“Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu
1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.”
Như vậy, thời điểm giám định tỉ lệ thương tật là thời điểm say khi bị tai nạn lao động đã được điều trị ổn định và có Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các
câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ
banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi
tiện liên hệ)