-Ba tôi làm giấy cho tôi toàn bộ căn nhà mà ông là chủ sở hữu. Tôi đã được cấp sổ hồng nhà. Tôi có 4 anh chị em ruột, một chị định cư tại Mỹ. Vậy có ai có quyền tranh chấp căn nhà trên với tôi không?

TIN BÀI KHÁC

Có bạn bè nói là tôi chỉ được hưởng phần của ba và má tôi (đã mất) tức là 50% quyền thừa kế căn nhà trên? Xin Luật sư cho tôi được rõ.

{keywords}

Ba tôi làm giấy cho tôi toàn bộ căn nhà 9anhr minh họa)

Luật sư tư vấn 

Thông tin bạn nêu không rõ là ngôi nhà thuộc sở hữu riêng của bố bạn hay là sở hữu chung của bố mẹ bạn, hoặc sở hữu của hộ gia đình mà bố bạn là người đứng tên. 

Vì vậy có các trường hợp như sau:

Thứ nhất: Nếu là tài sản riêng của bố bạn thì Luật Hôn nhân gia đình 2014 Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng.1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng. 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Nếu ngôi nhà là tài sản riêng của bố bạn thì bố bạn có quyền định đoạt tặng cho bạn mà không phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình.

Thứ hai: Nếu ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng, do mẹ bạn mất nên cần tiến hành khai nhận thừa kế ½ ngôi nhà. Nếu mẹ bạn có di chúc thì thực hiện theo di chúc. Nếu không có di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất gồm bố bạn và các anh chị em bạn, ông bà

( nếu có) được hưởng phần giá trị như nhau. Các đồng thừa kế có thể tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho bố bạn sau đó bố bạn mới tặng cho lại cho bạn.

Thứ 3: Nếu ngôi nhà là tài sản của hộ gia đình mà bố bạn là người đứng tên thì thực hiện theo Bộ luật Dân sự Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình. 

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc