- Tôi năm nay 24 tuổi, là con út trong gia đình, bố mẹ đã mất, anh chị trong nhà đều đã tự lập. Một người anh trai của tôi đã đi nghĩa vụ xong và về nhà. Tôi muốn hỏi trong trường hợp tôi muốn tách khẩu và chỉ có một mình đứng tên hộ khẩu thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trong trường hợp được gọi đi khám SKNVQS nhưng gọi đến lần thứ 3 cũng không đi thì sẽ bị xử phạt thế nào? Nếu đóng phạt hành chính rồi có còn phải thực hiện thêm biện pháp bổ sung như trong luật đã ghi không. Mong Luật sư giải đáp giúp. Xin cảm ơn!

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Ảnh minh họa

Nội dung bạn đọc Vũ Trấn Thiên <tranthien3213@gmail.com> hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Theo quy định tại Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự hợp nhất 2012, công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Căn cứ vào quy định trên công dân Việt Nam không phân biệt nơi cư trú có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi. Bạn vẫn còn trong độ tuổi nhập ngũ nên vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự.  

Nghị Định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.

Căn cứ theo quy định trên, nếu bạn không có mặt để khám sức khỏe trong giấy gọi ngoài việc nộp phạt bạn còn phải buộc thực hiện khám sức khỏe theo kế hoạch.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc