- Tôi đang lưu thông trên đường với tốc độ cho phép 40km/h, đi đúng theo quy định đoạn đường đó, đến gần ngã tư giảm tốc độ còn 30km/h thì bất ngờ bị một thanh niên đi theo hướng bên trái tông mạnh vào ngang hông xe, khiến tôi bị ngã. Hậu quả tôi bị dập ống chân, phải phẫu thuật xếp xương và tổn thương não. Khi đâm phải xe tôi thanh niên này đã bỏ chạy và để xe lại, cảnh sát giao thông và nhiều người xung quanh cho biết người này đã sử dụng rượu nhưng không kiểm tra được nồng độ cồn do bỏ khỏi hiện trường ngay lúc đấy. Vậy giờ tôi phải làm thủ tục xác định thương tật và tiến hành đòi bồi thường thế nào? Thanh niên kia có phải đền toàn bộ viện phí cho tôi không? Tôi cảm ơn luật sư.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tôi bị dập ống chân và tổn thương não (Ảnh minh họa)

Nội dung bạn đọc Lâm Văn Tân xdktd.lamhungphuoc@gmail.com hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Khoản 1 điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Theo quy định này thì người thanh niên kia có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Cụ thể, trường hợp này, người kia có trách nhiệm phải bồi thường cho các chi phí được quy định tại điều 609 Bộ luật dân sự 2005.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Trường hợp này, hai bên thỏa thuận về mức bồi thường dựa trên quy định trên, bạn nên lưu giữ các hóa đơn khi điều trị để làm cơ sở cho việc xác định mức bồi thường.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc