- Luật bảo hiểm xã hội 2014 với các nội dung sửa đổi lần này về chế độ hưu trí đều hướng đến việc bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng xã hội và cải thiện một bước tình hình tài chính quỹ hưu trí, tử tuất, bảo đảm ASXH lâu dài...

TIN BÀI KHÁC:

Luật BHXH 2014 đã được Quốc Hội thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016 với các quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội... Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới về bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) của nước ta; tiến tới lộ trình bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, tiếp cận dần đến cân đối quỹ BHXH; bảo đảm công bằng xã hội và tính khả thi, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự đồng thuận của xã hội.

{keywords}

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An

Luật BHXH sửa đổi đã quy định mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và song song với nó là các giải pháp để tổ chức, thực hiện.Theo Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh “Ðây chính là giải pháp phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, hơn 80% dân số tham gia BHYT như Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 đã đề ra.”

Về chế độ, chính sách BHXH, nhìn chung các thay đổi đều hướng đến tính nhân văn, nhân đạo và bảo đảm công bằng xã hội. Các thay đổi lớn và cơ bản nhất chủ yếu tập trung ở hai chế độ: thai sản và hưu trí. Ở bài viết này, muốn nhấn mạnh đến những điểm mới về chế độ hưu trí.

Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì chế độ hưu trí là một dạng trợ cấp trong hệ thống trợ cấp bảp hiểm xã hội dành cho những người tuổi cao không thể tiếp tục làm việc bình thường được nữa. Sau khi nghỉ việc tuổi thọ của mỗi người một khác. Vì thế, vấn đề chia sẻ rủi ro, bù đắp, tương trợ cộng đồng cũng được thể hiện khá rõ.

Thứ nhất: Quy định về độ tuổi nghỉ hưu

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, vẫn giữ như quy định của Luật BHXH năm 2006 và Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Ngoài ra, còn bổ sung thêm Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Đặc biệt, Luật bảo hiểm xã hội 2014 bổ sung chế độ hưu trí đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu. Quy định này đã mở rộng điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã, phường. Với những quy định bổ sung trên đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến người lao động nữ, lao động làm công việc nặng nhọc và những người bị nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp.

Điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu, Luật BHXH năm 2014 giữ nguyên quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu đối với các đối tượng nói chung là phải đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên. Riêng đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ việc chỉ cần có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm và đủ 55 tuổi thì cũng được hưởng lương hưu.

Về độ tuổi nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động. Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 55 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động quy định về độ tuổi nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động so với Luật BHXH 2006 tăng điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên tăng 1 tuổi đối với cả nam và nữ cụ thể nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Luật bổ sung trường hợp Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Thứ hai: Về cách tính lương hưu

Luật BHXH 2014 quy định tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% khi có đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng theo điều 54 tương ứng với 15 năm đóng BHXH là 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ cho đến mức tối đa bằng 75%. Như thế, với NLĐ nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, mức lương hưu sẽ được tính, là: lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm, sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Đối với NLĐ nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động, mức lương hưu hằng tháng giảm trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.

Ngoài sửa đổi về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, Luật BHXH (sửa đổi) hướng tới bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH giữa NLĐ trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước; bảo đảm nguyên tắc đóng -hưởng, hướng tới mục tiêu bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Căn cứ theo Điều 62 Luật BHXH 2014, cụ thể, đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ trước năm 1995 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ 1-1-1995 đến 31-12-2000 số năm tính lương bình quân là 6 năm trước khi nghỉ hưu; từ 1-1-2001 đến 31-12-2006 tính bình quân là 8 năm trước khi nghỉ hưu; từ 1-1-2007 đến 31-12-2015 tính bình quân là 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Với người bắt đầu tham gia BHXH từ 1-1-2016 đến 31-12-2019, tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ 1-1-2020 đến 31-12-2024 tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối. Và đến tận thời điểm 1-1-2025 trở đi, khi NLĐ bắt đầu tham gia BHXH thì lương hưu mới được tính bình quân từ lương tháng của toàn bộ quá trình tham gia BHXH.

Ngoài ra, Luật BHXH (sửa đổi) cũng có những quy định cụ thể về việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH. Đối với người tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện như quy định hiện hành (điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí). Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2016 trở đi thì căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của chính phủ.

Đối với mức lương hưu hàng tháng của người lao động hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì tăng tỷ lệ giảm trừ cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi lên 2%.

Thứ ba: Đối với người đủ độ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện để hưởng lương hưu

Có thể nói, Luật bảo hiểm xã hội 2014 với các nội dung sửa đổi lần này về chế độ hưu trí đều hướng đến việc bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng xã hội và cải thiện một bước tình hình tài chính quỹ hưu trí, tử tuất, bảo đảm ASXH lâu dài cho người dân, cũng như bảo đảm quyền lợi cho người nghỉ hưu.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội