- Chị là Nguyễn Thị Toán, sinh năm 1963, xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cha bị bệnh não nằm liệt giường mấy năm rồi mất từ khi chị còn nhỏ, mẹ mới mất được hơn 1 năm. Mấy anh chị em của chị đều có những hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Tin bài khác:
“Gió đưa hoa cải lên trời”
Hơn 1 năm trước chị Toán sống với mẹ, mẹ ốm nặng, con thỉnh thoảng lên cơn thần kinh. Thế nhưng hai mẹ con côi cút vẫn nuôi được nhau. Thế nhưng mẹ chị đã mất hồi tháng 4 vì căn bệnh quá nặng để lại chị một mình, cái buồn cái khổ cứ thế mà chất chồng lên số phận chị.
Đến thăm chị trong một buổi chiều nắng oi ả, đập vào mắt khi bước vào căn nhà là mấy bông thóc mót vương vãi ngay giữa lối ra vào, bát đĩa, thau chậu để lộn xộn. Nhìn nồi cơm úp cái rổ còn nguyên tôi biết trưa nay chị chưa ăn gì. Chị nói “Thổi cơm để cúng bà thôi, không muốn ăn, buồn lắm, bưng bát cơm toàn nhớ bà, chẳng nuốt nổi”.
Chị Toán ngồi giường, đôi mắt đau nhèm của chị rưng rưng như muốn òa khóc.
Căn nhà hai gian trời mùa hè nóng nhưng trong nhà không có quạt điện chỉ vì một lẽ “không có tiền trả tiền điện, làm sao mà mắc được quạt điện”.
Mẹ chị Toán mới mất nên kí ức về những ngày chăm mẹ của chị còn rõ. Chị bồi hồi kể lại: Mẹ già bị ốm thèm ăn bột sắn, trong nhà chỉ còn vẻn vẹn 500đ. Tôi cầm số tiền còn lại ấy ra quán mua bột sắn cho mẹ. Chủ cửa hàng chỉ cười thôi… (có lẽ họ cười chị Toán “hâm” đi mua bột sắt mà chỉ mang 500 đ - PV). Sau đó thương tình nên họ đã cho không một ít mang về.
Ngày mẹ còn sống, chị Toán vất vả ngày nào cũng dậy từ 2h sáng để nấu cơm cho mẹ, nấu một bữa ăn cả ngày luôn. Cơm chị nấu vụng, hôm sống, hôm khê. Mẹ già, ốm yếu cũng đành ngậm ngùi ăn cho qua bữa. Bữa cơm ăn với cá, cua kiếm được từ ngoài đồng.
Ngày mẹ mất, trong nhà cũng chẳng có tiền, tiền ma chay là một khoản lớn khiến chị và những người anh em khác lo lắng. Thế nhưng biết hoàn cảnh của chị, bà con lối xóm cùng nhau quyên góp, mỗi nhà một ít để giúp chị. Mẹ mất đi rồi chị côi cút một mình trong căn nhà “lạnh lẽo” ấy. Hỏi chị “ngủ một mình có buồn không?”, chị nói như khóc: “Sợ tối lắm, mẹ mất đi rồi buồn lắm, thương mẹ lắm, nhớ mẹ lắm”. Nói đến đó, nước mắt chị đã lăn dài trên gò má. Với chị Toán, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là bạn, là người ở cùng…là tất cả mọi thứ mình có trên đời.
Chị Lý, người chị gái của chị Toán kể lại rằng: Ngày mẹ mất, nó lên mộ mẹ khóc lóc, lúc nào cũng luôn miệng “mẹ ơi cho con đi mới, con ở nhà một mình buồn lắm”.
“Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
Chị Toán vốn là người phụ nữ mang nhiều bệnh tật. Chị thường xuyên bị mất trí nhớ, hay lên cơn động kinh và cũng hay nổi giận bất ngờ. Thời gian trước chị còn có sức đi làm thuê, thế nhưng sau những ngày chăm mẹ và những ngày mỏi mệt chán nản vì nhớ mẹ sức chị trở nên suy kiệt. Chị ngượng ngùng khoe lại rằng: Hôm trước đi đường tự nhiên lại ngất.
Cả nhà có hơn một sào ruộng khoán, mỗi vụ chị Toán được trả 50kg thóc, một năm có hai vụ như vậy có khoảng 1 tạ thóc… Người Thái Bình hay thừa gạo bán, nhưng chị không đủ cả gạo ăn.
Công việc quanh năm của chị thường là mò cua, bắt ốc, bắt hến. Khi có sức là chị gượng đi mò cua ốc để bán kiếm tiền… Người trong xã bảo nhìn chị liêu xiêu thế nhưng khúc sông nào cũng thấy mặt chị mày mò.
Sức vóc yếu nên ốc, hến chị kiếm được bán chẳng được bao nhiêu, ngày được vài nghìn đồng…
Đến ngày mùa chị Toán có thêm công việc mót thóc. Dưới cái nắng cháy da, cháy thịt của mùa hè chị đi lang thang trên các con đường làng để nhặt nhạnh những bông lúa rơi vãi tất cả đều dồn vào một cái chậu cắp bên cạnh sườn. Vì tật hay quên nên nhiều lần quên đường về nhà, chị phải hỏi thăm mãi, may mắn thì chị tìm được đường về nhà, kém may mắn hơn thì bị bọn trẻ con chỉ sai đường, chị Toán lại bị phen vất vả.
Người anh trai duy nhất của chị Toán đang ở tận trong miền Nam, nhưng ông lại là thương binh cũng ốm đau bệnh tật, ngày mẹ mất ông cũng không thể về tiễn đưa mẹ ra đồng.
Một người chị của chị Toán đã chết vào năm 2001 do căn bệnh thần kinh hành hạ. Người dân ở xã An Châu thường truyền miệng với nhau rằng: “Cô ấy lên cơn động kinh, có lẽ không kìm chế được bản thân vì vậy cô ấy đã tự giải thoát cho mình bằng một sợi dây trong nhà xí”.
Chị Toán có 1 người chị nữa là chị Lý, người chia sẻ với chúng tôi nhiều câu chuyện về cô em mình. Thế nhưng chị Lý cũng khốn khổ vì nhiều bệnh. Chị có cái u ở tai nay đã lớn mà không mổ được vì nguy hiểm, lại thêm căn bệnh đau khớp hành hạ khiến chị không thể lao động nặng. Chị Lý có chồng nhưng lại bị dị tật ở chân, đi lại không được dễ dàng như bao người khác.
Hoàn cảnh như vậy nên chị Lý cũng không có khả năng giúp đỡ nhiều cho người em gái đáng thương của mình.
Hỏi về gia cảnh của chị Toán, ông Nguyễn Anh Tuấn - chủ tịch xã An Châu cho biết: “Hộ chị Toán thuộc diện nghèo đói ở xã. Chị Toán là người khuyết tật, dạng bệnh thần kinh. Chị có người mẹ mới mất, anh em, họ hàng thì toàn người khuyết tật”.
Năm nay chị Toán 49 tuổi, chị chỉ còn một chút sức khỏe để mò ốc, hến và lang thang mót thóc trên nẻo đuờng làng. Thế nhưng chứng bệnh hay quên của chị chưa được đi khám, căn bệnh động kinh quái ác luôn hành hạ thân xác khiến chị suy kiệt sức lực… bệnh đã nặng. Điều cần gấp với chị Toán bây giờ là chữa bệnh, mong rằng bạn đọc báo VietNamNet hỗ trợ chị Toán về kinh tế.
Nguyễn Yến
Tin bài khác:
“Bé 8 tuổi sống 1 mình” vẫn trong cảnh… nguy khốn
Cha chết vì ong độc đốt, con côi cút xin ăn
Người đàn bà điên yêu con nhất mực
Tiền thóc có đủ tiền thuốc?
Cha chết vì ong độc đốt, con côi cút xin ăn
Người đàn bà điên yêu con nhất mực
Tiền thóc có đủ tiền thuốc?
“Gió đưa hoa cải lên trời”
Căn nhà tối tăm vì chị Toán không có tiền đóng tiền điện! |
Đến thăm chị trong một buổi chiều nắng oi ả, đập vào mắt khi bước vào căn nhà là mấy bông thóc mót vương vãi ngay giữa lối ra vào, bát đĩa, thau chậu để lộn xộn. Nhìn nồi cơm úp cái rổ còn nguyên tôi biết trưa nay chị chưa ăn gì. Chị nói “Thổi cơm để cúng bà thôi, không muốn ăn, buồn lắm, bưng bát cơm toàn nhớ bà, chẳng nuốt nổi”.
Chị Toán ngồi giường, đôi mắt đau nhèm của chị rưng rưng như muốn òa khóc.
Căn nhà hai gian trời mùa hè nóng nhưng trong nhà không có quạt điện chỉ vì một lẽ “không có tiền trả tiền điện, làm sao mà mắc được quạt điện”.
Mẹ chị Toán mới mất nên kí ức về những ngày chăm mẹ của chị còn rõ. Chị bồi hồi kể lại: Mẹ già bị ốm thèm ăn bột sắn, trong nhà chỉ còn vẻn vẹn 500đ. Tôi cầm số tiền còn lại ấy ra quán mua bột sắn cho mẹ. Chủ cửa hàng chỉ cười thôi… (có lẽ họ cười chị Toán “hâm” đi mua bột sắt mà chỉ mang 500 đ - PV). Sau đó thương tình nên họ đã cho không một ít mang về.
Ngày mẹ còn sống, chị Toán vất vả ngày nào cũng dậy từ 2h sáng để nấu cơm cho mẹ, nấu một bữa ăn cả ngày luôn. Cơm chị nấu vụng, hôm sống, hôm khê. Mẹ già, ốm yếu cũng đành ngậm ngùi ăn cho qua bữa. Bữa cơm ăn với cá, cua kiếm được từ ngoài đồng.
Ngày mẹ mất, trong nhà cũng chẳng có tiền, tiền ma chay là một khoản lớn khiến chị và những người anh em khác lo lắng. Thế nhưng biết hoàn cảnh của chị, bà con lối xóm cùng nhau quyên góp, mỗi nhà một ít để giúp chị. Mẹ mất đi rồi chị côi cút một mình trong căn nhà “lạnh lẽo” ấy. Hỏi chị “ngủ một mình có buồn không?”, chị nói như khóc: “Sợ tối lắm, mẹ mất đi rồi buồn lắm, thương mẹ lắm, nhớ mẹ lắm”. Nói đến đó, nước mắt chị đã lăn dài trên gò má. Với chị Toán, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là bạn, là người ở cùng…là tất cả mọi thứ mình có trên đời.
Chị Lý, người chị gái của chị Toán kể lại rằng: Ngày mẹ mất, nó lên mộ mẹ khóc lóc, lúc nào cũng luôn miệng “mẹ ơi cho con đi mới, con ở nhà một mình buồn lắm”.
“Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
Chị Toán ngẩn ngơ một mình từ khi mất mẹ |
Cả nhà có hơn một sào ruộng khoán, mỗi vụ chị Toán được trả 50kg thóc, một năm có hai vụ như vậy có khoảng 1 tạ thóc… Người Thái Bình hay thừa gạo bán, nhưng chị không đủ cả gạo ăn.
Công việc quanh năm của chị thường là mò cua, bắt ốc, bắt hến. Khi có sức là chị gượng đi mò cua ốc để bán kiếm tiền… Người trong xã bảo nhìn chị liêu xiêu thế nhưng khúc sông nào cũng thấy mặt chị mày mò.
Sức vóc yếu nên ốc, hến chị kiếm được bán chẳng được bao nhiêu, ngày được vài nghìn đồng…
Đến ngày mùa chị Toán có thêm công việc mót thóc. Dưới cái nắng cháy da, cháy thịt của mùa hè chị đi lang thang trên các con đường làng để nhặt nhạnh những bông lúa rơi vãi tất cả đều dồn vào một cái chậu cắp bên cạnh sườn. Vì tật hay quên nên nhiều lần quên đường về nhà, chị phải hỏi thăm mãi, may mắn thì chị tìm được đường về nhà, kém may mắn hơn thì bị bọn trẻ con chỉ sai đường, chị Toán lại bị phen vất vả.
Người anh trai duy nhất của chị Toán đang ở tận trong miền Nam, nhưng ông lại là thương binh cũng ốm đau bệnh tật, ngày mẹ mất ông cũng không thể về tiễn đưa mẹ ra đồng.
Một người chị của chị Toán đã chết vào năm 2001 do căn bệnh thần kinh hành hạ. Người dân ở xã An Châu thường truyền miệng với nhau rằng: “Cô ấy lên cơn động kinh, có lẽ không kìm chế được bản thân vì vậy cô ấy đã tự giải thoát cho mình bằng một sợi dây trong nhà xí”.
Chị Toán có 1 người chị nữa là chị Lý, người chia sẻ với chúng tôi nhiều câu chuyện về cô em mình. Thế nhưng chị Lý cũng khốn khổ vì nhiều bệnh. Chị có cái u ở tai nay đã lớn mà không mổ được vì nguy hiểm, lại thêm căn bệnh đau khớp hành hạ khiến chị không thể lao động nặng. Chị Lý có chồng nhưng lại bị dị tật ở chân, đi lại không được dễ dàng như bao người khác.
Hoàn cảnh như vậy nên chị Lý cũng không có khả năng giúp đỡ nhiều cho người em gái đáng thương của mình.
Hỏi về gia cảnh của chị Toán, ông Nguyễn Anh Tuấn - chủ tịch xã An Châu cho biết: “Hộ chị Toán thuộc diện nghèo đói ở xã. Chị Toán là người khuyết tật, dạng bệnh thần kinh. Chị có người mẹ mới mất, anh em, họ hàng thì toàn người khuyết tật”.
Năm nay chị Toán 49 tuổi, chị chỉ còn một chút sức khỏe để mò ốc, hến và lang thang mót thóc trên nẻo đuờng làng. Thế nhưng chứng bệnh hay quên của chị chưa được đi khám, căn bệnh động kinh quái ác luôn hành hạ thân xác khiến chị suy kiệt sức lực… bệnh đã nặng. Điều cần gấp với chị Toán bây giờ là chữa bệnh, mong rằng bạn đọc báo VietNamNet hỗ trợ chị Toán về kinh tế.
Nguyễn Yến
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp đến gia đình Chị Nguyễn Thị Toán ở thôn Kim Châu I, xã An Châu, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. 2. Qua Báo VietNamnet (Ghi rõ ủng hộ chị Nguyễn Thị Toán) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER 3. Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ: Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 0923457788 - Fax: 04.39744882 Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |