- Tàu chạm cầu cảng dài xây dựng từ thủa xa xưa, mọi người reo lên rằng đã tới Cô Tô (huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh). Gạt lại heo hút, sóng gió người đến bước vào thế giới yên bình nơi phố đảo.

Tin bài cùng chuyên mục:

Huyện Đảo Cô Tô xa đất liền, sinh thời Bác Hồ đã đến thăm đảo và trò chuyện, người bảo trồng khoai, làm muối. Lúc ấy có cán bộ địa phương xin dựng tượng Bác để người dân trên đảo luôn gần với Bác và đất liền”.
Cuộc sống yên bình tại huyện đảo Cô Tô
Mãi sau này tái hiện lại quá trình Bác ở đảo, hình thành nên Khu di tích Bác Hồ. Người Cô Tô có một sự tự hào đặc biệt với nơi đây. Ai đến, đi đều một lẽ dặn dò: Nhớ ra thắp hương ở Khu di tích Bác Hồ. Có bác mới có Cô Tô ngày hôm nay…

Ở khu di tích ngày nay còn lưu giữ những dòng chữ: “Nơi đây 8 giờ ngày 9/5/1961, chiếc trực thăng đưa bác Hồ đến thăm đảo Cô Tô, hạ cánh. Bác Hồ bước xuống, tươi cười vẫy tay chào cán bộ, bộ đội, nhân dân trên đảo vui mừng đón bác”.

Lịch sử của Cô Tô cũng được ghi thêm bằng sự biến động của các cư dân sống tại nơi này. Trước năm 1978, quần đảo Cô Tô - Thanh Lân là vùng đảo sầm uất, dân số đông. Thế nhưng sau đó đảo thưa dần người...

Đảng và nhà nước kêu gọi kêu gọi nhân dân ở Thái Bình, Nam Định ra xây dựng vùng kinh tế mới ở đây.
Ông Nghĩa cho biết: Cuộc sống nơi đây đã tốt hơn rất nhiều
 “Tàu của nhà nước đưa chúng tôi đến đảo, khi tất cả mọi người xuống khỏi tàu thì ai cũng mệt nhoài. Có nhiều người gục ngã vì mỏi mệt… lúc ấy trên đảo chỉ toàn cỏ tranh, không có đường đi, nước mắt của một số chị em phụ nữ lăn dài vì nghĩ đến những ngày bắt đầu lập nghiệp nhọc nhằn ở đảo”, bà Nguyễn Thị Mơ (67 tuổi) một trong những người đến đảo sớm chia sẻ về những ngày đầu tiên ở đây.

Để có can đảm, ông Nghĩa, bà Mơ đã tự nhủ rằng “Không sinh ra ở đây nhưng có lẽ sẽ chết ở nơi này”, họ cần cù nhẫn nại: “Ban đầu chúng tôi phải cấu từng ngọn rau dại, mò cua, bắt ngao để lấy thức ăn theo bữa”.

Thế nhưng những ngày sống khổ đã qua từ lâu, đàn bà cần cù vỡ hoang từng thước đất, đàn ông chăm chỉ đi biển… Sức người biến thành cơm ăn, áo mặc và cuộc sống dần đổi thay ở huyện đảo này. Huyện đảo có nhà tầng, người trong nhà dùng máy giặt, tủ lạnh… đời sống sung túc dần lên.
Xa cách đất liền nhưng nhờ có truyền hình cáp, đời sống tinh thần của người ở Cô Tô đã khác.
Cách trở về mặt giao thông được kéo lại gần, vài năm về trước hàng tuần mới có 1 chuyến tàu ra đảo, nay thì đã khác 1 ngày có ít nhất 2 chuyến tàu. Những người quê xa, ra vùng đất mới lập nghiệp trở về thăm quê cũng tiện lợi hơn nhiều. Đời cha mẹ, đến đời con cái tiếp tục sinh sống ở nơi đây.

Cùng với sự đổi thay về cuộc sống, những câu chuyện bi hài, khốn khổ về nghèo đói, bệnh tật cũng khuất dần: "Ngày xưa khi phụ nữ trên đảo đi đẻ, vì điều kiện đường xá và bệnh viện khó khăn nên đẻ rơi cả ở đường, con đẻ ra dính toàn đất cát... Thế nhưng nay đã khác, bệnh viện khang trang, đường xá thuận tiện, đi đẻ đỡ khổ đi nhiều", bà Mơ vui vẻ chia sẻ.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô đoàn công tác của Tổng công ty VTC, trao tặng 6 tháng thuê bao truyền hình số vệ tinh VTC SD cho 1.400 hộ dân tại huyện đảo Cô Tô với trị giá 560.000.000đ.

Đây là một phần của chính sách quan tâm đưa thông tin đến vùng sâu, vùng xa để kịp thời trong việc tuyên truyền pháp luật, chủ chương của Đảng và nhà nước của Tổng công ty VTC.

Có dịch vụ này, người dân ở huyện đảo Cô Tô được xem 32 kênh truyền hình mới với chất lượng tốt như VTV4, VTC1, HBO, Movistar…
  • T. Phan