- Châu Văn Quang sinh năm 1986, trong mắt mọi người cậu vẫn ở tuổi của một cậu thanh niên ham chơi. Thế nhưng từ 4 tháng trước Quang đã lấy vợ, vợ cậu là một cô gái khiếm thị. Thế rồi bao nhiêu câu hỏi dập dồn, Quang bị hâm? Quang sức khỏe yếu? Quang lo ế vợ? Hoặc cậu bị làm sao?
Tin bài cùng chuyên mục:
Trong một chuyến công tác tại Quảng Ninh, chúng tôi ghé thăm cơ sở tẩm quất của chị Diêu Bông, một người khiếm thị ở huyện Vân Đồn để nghe những câu chuyện ăm ắp mà người khiếm thị chia sẻ về cuộc sống. Trong những câu chuyện ấy, có một câu chuyện cảm động của một người lành lấy một người tật với những lý lẽ yêu đương riêng, điều đó lay láy trong tâm can chúng tôi suốt một chặng đường dài.
Thương lắm!
Nguyễn Thị Dung sinh ra ở đảo Quan Lạn, một đảo khá xa đất liền. Khổ cực của Dung thì không giấy mực nào có thể tả hết bởi khi mới sinh ra Dung đã không nhìn thấy và bị mọi người hắt hủi. Người cha vốn hay rượu của Dung cứ uống rượu say là đánh chửi, mẹ Dung yếu đuối, tủi phận nhưng không dám bênh con.
17 tuổi, tổng cộng số lần phải khóc vì gia đình, số lần muốn tự tử của Dung thì không thể đếm hết. Bao nhiêu tủi thân, uất ức tích tụ trong cuộc sống Dung nén ở trong lòng, biến cô thành người phụ nữ trầm tính, khổ sở.
3 năm về trước Dung được tổ chức Hội người mù ở địa phương vận động đi học tẩm quất. Dung cũng học tập rất chăm chỉ, sau khi học xong cô được giới thiệu ra cơ sở ở trong đất liền làm việc. Thế nhưng cứ khi Dung ra ngoài làm là cha cô bám riết lấy, không hiểu lý do gì ông bắt cô về lại đảo, đôi khi ông bắt ép cô như súc vật.
Yêu là bị ngăn…
Ra Vân Đồn làm việc, Dung gặp Quang. Ban đầu họ chỉ là những người bạn bình thường nhưng khi chia đôi với nhau những câu tâm sự, họ thấy thương nhau từ đó.
Nhà Quang vốn có 1 chị gái khiếm thị tên Bông, cố sức lắm cả gia đình mới gây dựng được cho chị được 1 cơ sở tẩm quất cho người mù. Nay mẹ của Quang lại thấy cậu con trai út đòi lấy vợ cũng bị như thế, bà hoảng quá nên ra sức can ngăn.
Lý lẽ của mẹ Quang là “Mẹ nuôi mình chị Bông mù lòa khổ rồi, nay con lại lấy vợ mù, đẻ con ra mẹ lại phải nuôi, mẹ khổ lắm”.
Lúc ấy Quang nhất quyết nói với mẹ: Trời chia rẽ chúng con, con mới phải chịu. Nhưng người mà chia rẽ chúng con, chúng con sẽ tìm về với nhau.
Lúc ấy Dung ở ngoài đảo, rơi vào tình cảnh khó vì bị bố mẹ mắng chửi, Dung lại đòi đầu hàng số phận, muốn tự tử… Mỗi lần gọi điện ra, thấy Dung tâm sự khổ sở, muốn chết, Quang xót ruột như cào. Cậu cố thuyết phục mẹ.
Mẹ của Quang tuy cứng rắn nhưng lại có lòng thương người, thấy hoàn cảnh của Dung như thế bà mủi lòng, bà thắp nén hương cho người chồng đã mất 10 năm, hỏi ý kiến chồng xem có cho đôi trẻ lấy nhau, chồng bà ở “suối vàng” cũng đồng ý. Thế là bà dặn con: Hai đứa lấy nhau, khổ không được kêu, lấy không được bỏ. Sau đó bà ra đảo Quan Lạn hỏi gia đình Dung, đón con dâu về nhà.
Đám cưới của Quang rất đơn giản, mẹ Quang kể lại: Chỉ có hai mâm cơm và mấy đứa khiếm thị quây quần bên nhau, khi ấy người sáng mắt thì ít, người lòa mắt thì nhiều. Bà sáng mắt, chứng kiến cảnh ấy nước mắt lã chã rơi… Quang và Dung chính thức trở thành vợ chồng.
Hạnh phúc có chỉ là khi ta lấy được nhau…
Quan sát vợ chồng Quang, mẹ cậu kể lại: Tôi thấy chúng nó còn thương nhau hơn người lành lấy nhau. Trong bữa cơm, tôi thấy chồng hay gắp đồ ăn cho vợ, vợ thích đi đâu thì chồng cũng chở đi…
Riêng Quang, khi nghe mẹ và vợ tâm sự với chúng tôi cậu im lặng rất lâu. Có một điều cậu muốn đính chính: Mẹ nói với mọi người về hoàn cảnh của Dung, mọi người dễ nhầm tưởng rằng mình lấy cô ấy vì thương hại nhiều hơn… Thế nhưng mình lấy cô ấy phần lớn vì yêu - yêu vì cô ấy có những cảm xúc sâu sắc. Còn thương thì có nhưng phần ít thôi, mình thương vợ từ bé đến lớn thui thủi rồi, bây giờ sẽ chăm lo cho vợ hơn.
Khi tiếp xúc, nhìn Quang người ta dễ nghĩ rằng cậu còn trẻ và quá lông bông. Thế nhưng khi trò truyện, thì dễ nhận thấy cậu đã chính chắn hơn cái về ngoài của mình: “Giờ mình đi làm xe ôm kiêm cạo gió, giác hơi. Vợ vẫn làm ở cơ sở tẩm quất chỗ chị… Hiện tại vật chất thì bọn mình không phải lo gì, thế nhưng mình vẫn hi vọng có tương lai tốt hơn cho cả hai đứa”.
Trẻ tuổi, biết giá trị của cuộc sống, biết hạnh phúc với những gì mình đang có… câu chuyện hạnh phúc ấy lan tỏa và làm cảm động rất nhiều người.
Tin bài cùng chuyên mục:
Bài thuốc tình yêu và sự hồi sinh sau 13 năm mắc nghiện
Chị dâu lấy em chồng mà hạnh phúc viên mãn
Nỗi buồn tủi của người đàn bà có chồng sát hại 4 người
Thắp hương cho người yêu còn sống
Chị dâu lấy em chồng mà hạnh phúc viên mãn
Nỗi buồn tủi của người đàn bà có chồng sát hại 4 người
Thắp hương cho người yêu còn sống
Trong một chuyến công tác tại Quảng Ninh, chúng tôi ghé thăm cơ sở tẩm quất của chị Diêu Bông, một người khiếm thị ở huyện Vân Đồn để nghe những câu chuyện ăm ắp mà người khiếm thị chia sẻ về cuộc sống. Trong những câu chuyện ấy, có một câu chuyện cảm động của một người lành lấy một người tật với những lý lẽ yêu đương riêng, điều đó lay láy trong tâm can chúng tôi suốt một chặng đường dài.
Thương lắm!
Nguyễn Thị Dung sinh ra ở đảo Quan Lạn, một đảo khá xa đất liền. Khổ cực của Dung thì không giấy mực nào có thể tả hết bởi khi mới sinh ra Dung đã không nhìn thấy và bị mọi người hắt hủi. Người cha vốn hay rượu của Dung cứ uống rượu say là đánh chửi, mẹ Dung yếu đuối, tủi phận nhưng không dám bênh con.
17 tuổi, tổng cộng số lần phải khóc vì gia đình, số lần muốn tự tử của Dung thì không thể đếm hết. Bao nhiêu tủi thân, uất ức tích tụ trong cuộc sống Dung nén ở trong lòng, biến cô thành người phụ nữ trầm tính, khổ sở.
“Con dâu là con của mình” bây giờ mẹ Quang thương Dung hơn cả người ruột thịt. |
3 năm về trước Dung được tổ chức Hội người mù ở địa phương vận động đi học tẩm quất. Dung cũng học tập rất chăm chỉ, sau khi học xong cô được giới thiệu ra cơ sở ở trong đất liền làm việc. Thế nhưng cứ khi Dung ra ngoài làm là cha cô bám riết lấy, không hiểu lý do gì ông bắt cô về lại đảo, đôi khi ông bắt ép cô như súc vật.
Yêu là bị ngăn…
Ra Vân Đồn làm việc, Dung gặp Quang. Ban đầu họ chỉ là những người bạn bình thường nhưng khi chia đôi với nhau những câu tâm sự, họ thấy thương nhau từ đó.
Nhà Quang vốn có 1 chị gái khiếm thị tên Bông, cố sức lắm cả gia đình mới gây dựng được cho chị được 1 cơ sở tẩm quất cho người mù. Nay mẹ của Quang lại thấy cậu con trai út đòi lấy vợ cũng bị như thế, bà hoảng quá nên ra sức can ngăn.
Lý lẽ của mẹ Quang là “Mẹ nuôi mình chị Bông mù lòa khổ rồi, nay con lại lấy vợ mù, đẻ con ra mẹ lại phải nuôi, mẹ khổ lắm”.
Lúc ấy Quang nhất quyết nói với mẹ: Trời chia rẽ chúng con, con mới phải chịu. Nhưng người mà chia rẽ chúng con, chúng con sẽ tìm về với nhau.
Lúc ấy Dung ở ngoài đảo, rơi vào tình cảnh khó vì bị bố mẹ mắng chửi, Dung lại đòi đầu hàng số phận, muốn tự tử… Mỗi lần gọi điện ra, thấy Dung tâm sự khổ sở, muốn chết, Quang xót ruột như cào. Cậu cố thuyết phục mẹ.
Mẹ của Quang tuy cứng rắn nhưng lại có lòng thương người, thấy hoàn cảnh của Dung như thế bà mủi lòng, bà thắp nén hương cho người chồng đã mất 10 năm, hỏi ý kiến chồng xem có cho đôi trẻ lấy nhau, chồng bà ở “suối vàng” cũng đồng ý. Thế là bà dặn con: Hai đứa lấy nhau, khổ không được kêu, lấy không được bỏ. Sau đó bà ra đảo Quan Lạn hỏi gia đình Dung, đón con dâu về nhà.
Đám cưới của Quang rất đơn giản, mẹ Quang kể lại: Chỉ có hai mâm cơm và mấy đứa khiếm thị quây quần bên nhau, khi ấy người sáng mắt thì ít, người lòa mắt thì nhiều. Bà sáng mắt, chứng kiến cảnh ấy nước mắt lã chã rơi… Quang và Dung chính thức trở thành vợ chồng.
Hạnh phúc có chỉ là khi ta lấy được nhau…
Quan sát vợ chồng Quang, mẹ cậu kể lại: Tôi thấy chúng nó còn thương nhau hơn người lành lấy nhau. Trong bữa cơm, tôi thấy chồng hay gắp đồ ăn cho vợ, vợ thích đi đâu thì chồng cũng chở đi…
|
Quang và Dung đều có bàn tay biết làm việc và trái tim biết yêu thương, mong hạnh phúc mãi mãi bên họ. |
Riêng Quang, khi nghe mẹ và vợ tâm sự với chúng tôi cậu im lặng rất lâu. Có một điều cậu muốn đính chính: Mẹ nói với mọi người về hoàn cảnh của Dung, mọi người dễ nhầm tưởng rằng mình lấy cô ấy vì thương hại nhiều hơn… Thế nhưng mình lấy cô ấy phần lớn vì yêu - yêu vì cô ấy có những cảm xúc sâu sắc. Còn thương thì có nhưng phần ít thôi, mình thương vợ từ bé đến lớn thui thủi rồi, bây giờ sẽ chăm lo cho vợ hơn.
Khi tiếp xúc, nhìn Quang người ta dễ nghĩ rằng cậu còn trẻ và quá lông bông. Thế nhưng khi trò truyện, thì dễ nhận thấy cậu đã chính chắn hơn cái về ngoài của mình: “Giờ mình đi làm xe ôm kiêm cạo gió, giác hơi. Vợ vẫn làm ở cơ sở tẩm quất chỗ chị… Hiện tại vật chất thì bọn mình không phải lo gì, thế nhưng mình vẫn hi vọng có tương lai tốt hơn cho cả hai đứa”.
Trẻ tuổi, biết giá trị của cuộc sống, biết hạnh phúc với những gì mình đang có… câu chuyện hạnh phúc ấy lan tỏa và làm cảm động rất nhiều người.
- T. Phan