- Trẻ em là mầm non của đất nước, là tương lai của xã hội nhưng thực sự đâu phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đều có cơ hội được ươm trồng như mầm non thực sự. Quản Bạ một huyện dân tộc tập trung của tỉnh Hà Giang, nơi những mầm non ngày ngày vẫn phải gồng mình “cõng" cuộc sống.

Tin bài cùng chuyên mục:

Ba bốn tuổi đã lon ton theo người lớn lên nương hoặc hơn thế nữa, tự mình lụi hụi đi cắt lá, thân ngô về chăn nuôi gia súc thay bố mẹ.
Em bé Phố Cáo gồng mình làm việc 
Không khó khăn gì khi bắt gặp hình ảnh những chú bé, cô bé, quần áo rách với chiếc gùi đằng sau lưng hay những bó lớn đầy lá với thân ngô đang cố gắng gồng mình để những bó, những gùi không bị tuột khỏi lưng. Không quản nắng to, mưa lạnh vẫn đều đều những bước chân gồng mình mang sản phẩm về nhà.
Gùi mọi thứ lên đôi vai nhỏ bé
Đường đi của các em không phẳng như dưới đồng bằng, ngược lại nơi đó chỉ toàn là đèo với dốc, những bước chân trần của các em một ngày không biết bước đến bao nhiêu km đường, dường như đó là những đôi chân không biết đến mỏi mệt.

Lại gần một cô bé chứng 6 – 7, đang dắt theo em chừng 4 -5 tuổi đang mang vác lá ngô và thân ngô trú chân cùng bên một ngôi nhà bỏ hoang tại xã Phố Cáo, em cho biết “Khi không phải đi học, ở nhà trông em và giúp bố mẹ lấy thức ăn cho bò. Vừa trông bò, em vừa đi lấy thêm ít lá về cho bò nó gặm”. Trò chơi duy nhất của các em là đứng hai bên rìa đường ngắm nhìn những người khách qua lại, nói những câu lạ lạ rồi bắt chước.
Cứ cắm cúi từ thủa thơ dại, cuộc sống sau này của các em sẽ ra sao?
Những gánh nặng cỏ rơm bắt các em phải gồng mình khi những bước chân còn chập chững. Thiết nghĩ cần có những sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em nhất là trẻ em vùng cao, để các em ngày ngày không còn phải gồng mình “cõng cuộc sống” nữa.

  • Nguyễn Thỏa