- “Mình ít khi vẽ lên bàn bởi vì còn để dành cho những tiết kiểm tra mà
biết trước rằng không mở được phao. Mà phải viết phao bằng bút chì lên
bàn, viết bút bi khó xóa”.
TIN BÀI KHÁC:
Lòng đường quốc lộ 1A cũ biến thành sân phơi lúa
Những chuyện buồn trông thấy ở hồ Tây
Sinh viên với nỗi lo từ nước sinh hoạt
Thiếu nơi đổ rác, chết một cây cầu
“Tắm bùn” trên đoạn đường Ngọc Hồi
Xe buýt- nơi in dấu tình cảm của teen
Những chuyện buồn trông thấy ở hồ Tây
Sinh viên với nỗi lo từ nước sinh hoạt
Thiếu nơi đổ rác, chết một cây cầu
“Tắm bùn” trên đoạn đường Ngọc Hồi
Xe buýt- nơi in dấu tình cảm của teen
Viết vẽ bậy lên tường, ghế ngồi xe bus hay sách vở, bàn ghế đã không còn là chuyện hiếm gặp của học sinh, sinh viên và dường như nó đã trở thành “sở thích” không thể từ bỏ.
Bàn ghế được thay lại toàn bộ, nhưng chẳng được bao lâu trên mặt bàn bỗng hiện ra biết bao nhiêu nào chữ, nào số, nào hình vẽ,…đủ thể loại với đủ những màu sắc khác nhau. Viết kín bàn thì quay sang ghế, mực mới đè mực cũ, chằng chịt còn hơn cả mạng nhện. Bạn có tên Sieunhan… trong một diễn đàn chia sẻ: “Lớp em có bạn chuyên ngồi vẽ ra bàn, nó vẽ toàn cái quái dị như thổ dân đầu to người nhỏ, sư thì lại mặc quần áo siêu nhân. Buồn cười lắm”.
Một bạn khác tên Ropmy… chia sẻ: “Hồi cấp 3 có cái bàn cuối lớp ai đó khắc nguyên hình cái bàn cờ tướng, mấy bạn ngồi đó mang bộ cờ đến đánh luôn. Một cái bàn khác có bạn nào khắc nổi đôi chim bồ câu, đẹp mê ly như chạm khắc”. Hay bạn có tên Sogeking…nhận định: “Ngày xưa thấy các anh chị thường vẽ trái tim, bồ câu, người này thích người kia… cũng ý nghĩa, bây giờ lại thấy nhiều tên Hàn Quốc lẻng xẻng đầy mặt bàn, trường em mới xây khu thí nghiệm thực hành, bây giờ sắp thành đồ cổ luôn”.
Không chỉ vậy, học sinh, sinh viên còn tận dụng mặt bàn làm “phao cứu sinh” trong mỗi giờ kiểm tra hay thi cử nguy khốn. Bạn Đỗ Như Hoàng, sinh viên trường CĐGTVT bùi ngùi nhớ lại: “Ngày cấp 3, lớp mình hay viết ra bàn lắm nhưng để chép tài liệu thôi. Dùng bút chì viết sau đó tẩy đi để sử dụng cho lần sau nữa. Dễ nhất là công thức Toán, Lý, Hóa và Tiếng anh. Bây giờ thì không còn chỗ để chép nữa vì mặt bàn nào cũng “full” (đầy) hết rồi”. Bạn có tên Boybeo… lại chú ý đến việc học hành hơn vẽ bậy(?!) nên có chút kinh nghiệm: “Mình ít khi vẽ lên bàn bởi vì còn để dành cho những tiết kiểm tra mà biết trước rằng không mở được phao. Mà phải viết phao bằng bút chì lên bàn, viết bút bi khó xóa”.
Một số bạn mắc bệnh “ngứa ngáy chân tay” như bạn T.Y trường CĐTH cho biết: “Ngồi chán chả có việc gì làm, lại gặp mấy môn ức chế không muốn học, “nhàn cư vi bất thiện” nên cứ thỏa sức sáng tạo trên bàn thôi”. Còn bạn tnt123… trong một diễn đàn lại cho rằng bạn ấy viết ra bàn chỉ với lý do muốn “đánh dấu lãnh thổ” riêng mình.
Sau đây là một vài sáng tạo độc đáo của học sinh, sinh viên:
Vẫn biết rằng “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” nhưng từ vô tình đến cố ý tạo nên một thứ “văn hóa học đường” không những bôi bẩn bàn ghế mà sẽ tạo nên thói quen không tốt đối với các bạn học sinh, sinh viên. Hậu quả không chỉ là bàn ghế mới tinh được các bạn “sơn sửa” thảm hại mà còn là những tiết thiếu tập chung dẫn đến kết quả học tập sẽ không mong muốn.
Mặt khác, “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách…” thì mô hình chung việc thích tạo dấu ấn riêng bằng hành vi bôi bẩn tại bất cứ đâu sẽ cho ta những thói quen xấu, ảnh hưởng lớn đến nhân cách của bản thân và xã hội. Điều đó lý giải tại sao những di tích lịch sử, đền chùa, danh lam thắng cảnh,…cũng phải chịu chung số phận giống như những mặt bàn trên những lớp học hay giảng đường.
V.Ninh
Bàn ghế được thay lại toàn bộ, nhưng chẳng được bao lâu trên mặt bàn bỗng hiện ra biết bao nhiêu nào chữ, nào số, nào hình vẽ,…đủ thể loại với đủ những màu sắc khác nhau. Viết kín bàn thì quay sang ghế, mực mới đè mực cũ, chằng chịt còn hơn cả mạng nhện. Bạn có tên Sieunhan… trong một diễn đàn chia sẻ: “Lớp em có bạn chuyên ngồi vẽ ra bàn, nó vẽ toàn cái quái dị như thổ dân đầu to người nhỏ, sư thì lại mặc quần áo siêu nhân. Buồn cười lắm”.
Một bạn khác tên Ropmy… chia sẻ: “Hồi cấp 3 có cái bàn cuối lớp ai đó khắc nguyên hình cái bàn cờ tướng, mấy bạn ngồi đó mang bộ cờ đến đánh luôn. Một cái bàn khác có bạn nào khắc nổi đôi chim bồ câu, đẹp mê ly như chạm khắc”. Hay bạn có tên Sogeking…nhận định: “Ngày xưa thấy các anh chị thường vẽ trái tim, bồ câu, người này thích người kia… cũng ý nghĩa, bây giờ lại thấy nhiều tên Hàn Quốc lẻng xẻng đầy mặt bàn, trường em mới xây khu thí nghiệm thực hành, bây giờ sắp thành đồ cổ luôn”.
Không chỉ vậy, học sinh, sinh viên còn tận dụng mặt bàn làm “phao cứu sinh” trong mỗi giờ kiểm tra hay thi cử nguy khốn. Bạn Đỗ Như Hoàng, sinh viên trường CĐGTVT bùi ngùi nhớ lại: “Ngày cấp 3, lớp mình hay viết ra bàn lắm nhưng để chép tài liệu thôi. Dùng bút chì viết sau đó tẩy đi để sử dụng cho lần sau nữa. Dễ nhất là công thức Toán, Lý, Hóa và Tiếng anh. Bây giờ thì không còn chỗ để chép nữa vì mặt bàn nào cũng “full” (đầy) hết rồi”. Bạn có tên Boybeo… lại chú ý đến việc học hành hơn vẽ bậy(?!) nên có chút kinh nghiệm: “Mình ít khi vẽ lên bàn bởi vì còn để dành cho những tiết kiểm tra mà biết trước rằng không mở được phao. Mà phải viết phao bằng bút chì lên bàn, viết bút bi khó xóa”.
Một số bạn mắc bệnh “ngứa ngáy chân tay” như bạn T.Y trường CĐTH cho biết: “Ngồi chán chả có việc gì làm, lại gặp mấy môn ức chế không muốn học, “nhàn cư vi bất thiện” nên cứ thỏa sức sáng tạo trên bàn thôi”. Còn bạn tnt123… trong một diễn đàn lại cho rằng bạn ấy viết ra bàn chỉ với lý do muốn “đánh dấu lãnh thổ” riêng mình.
Sau đây là một vài sáng tạo độc đáo của học sinh, sinh viên:
|
Mặt bàn là nơi chứa đựng vô số những tình cảm khác nhau của học sinh, sinh viên. |
|
Những dịch vụ tưởng chừng chỉ xuất hiện ngoài phố cũng được trưng bày trên bàn học. |
|
Những dịch vụ tưởng chừng chỉ xuất hiện ngoài phố cũng được trưng bày trên bàn học. |
Bàn dành cho giáo viên cũng không ngoại lệ. |
Vẫn biết rằng “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” nhưng từ vô tình đến cố ý tạo nên một thứ “văn hóa học đường” không những bôi bẩn bàn ghế mà sẽ tạo nên thói quen không tốt đối với các bạn học sinh, sinh viên. Hậu quả không chỉ là bàn ghế mới tinh được các bạn “sơn sửa” thảm hại mà còn là những tiết thiếu tập chung dẫn đến kết quả học tập sẽ không mong muốn.
Mặt khác, “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách…” thì mô hình chung việc thích tạo dấu ấn riêng bằng hành vi bôi bẩn tại bất cứ đâu sẽ cho ta những thói quen xấu, ảnh hưởng lớn đến nhân cách của bản thân và xã hội. Điều đó lý giải tại sao những di tích lịch sử, đền chùa, danh lam thắng cảnh,…cũng phải chịu chung số phận giống như những mặt bàn trên những lớp học hay giảng đường.
V.Ninh