- Một trong những chủ đề làm nóng dư luận thời gian này là bài toán ùn tắc giao thông nội đô vẫn đang trong thế bế tắc, chưa có lời giải nào ưu việt. Những "thủ phạm" gây ra tình trạng này đều được vạch mặt chỉ tên nhằm tìm ra cách thức giải quyết. Trong đó, "kẻ" được nhắc tới nhiều nhất và cũng chiếm số lượng áp đảo chính là xe máy.

TIN BÀI KHÁC:

Để thông tắc, có ý kiến cho rằng nên cấm hoàn toàn loại xe hai bánh này. Nhưng trên thực tế, vai trò của chiếc xe máy đối với đời sống đô thị đến mức nào thì vẫn cần được đánh giá công bằng.

Công

Đến nay, xe máy vẫn là phương tiện phổ thông nhất với mọi ngành nghề, lứa tuổi và mọi đối tượng; đặc biệt, phù hợp nhất với mức thu nhập trung bình của người dân thành phố.

Báo Tuổi trẻ dẫn lời TS Dư Phước Tân - chủ nhiệm đề tài “Đặc điểm cấu trúc đô thị và phân bố dân cư TP.HCM trong mối quan hệ gia tăng xe cá nhân”, toàn TP.HCM có 3.600km đường, trong khi xe buýt chỉ đi qua khoảng 1.000km. Như vậy, với 2.600 km c̣n lại, người dân chỉ có thể sử dụng phương tiện cá nhân, và xe máy chiếm chủ yếu.

Ảnh minh họa
Với nhiều người, xe máy là phương tiện "cơ động" bậc nhất, nhất là phục vụ cho các mục đích chuyên chở trong nội đô. Điều này là do đặc thù cấu trúc đô thị của Việt Nam bao gồm một phần nhiều là các ngơ, ngách, lối nhỏ, không có phương tiện nào có thể "len lỏi" hết trừ xe máy và xe đạp.

Ngay cả trong tình huống kẹt xe, chính xe máy đã "giải cứu" cho giao thông khỏi bị kẹt cứng. TS Võ Kim Cương, nguyên phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM giải thích nếu trên đường chỉ có xe gắn máy thôi thì rất khó xảy ra kẹt xe.

Các xe có thể tản vào các ngơ nhỏ, giãn dần mật độ ùn tắc ở các điểm lớn và nhanh chóng thông tắc. C̣òn trong các trường hợp khẩn cấp như cứu thương hoặc vận chuyển người bệnh nhẹ tại các địa bàn chật hẹp, xe máy vẫn hữu dụng hơn là xe 4 bánh. Cũng vì vậy mà 95% người dân sử dụng xe máy chứ không thấy hấp dẫn với xe buýt.

“Xe máy là phương tiện chủ yếu và có thể nói là duy nhất phù hợp với cấu trúc đô thị TPHCM” - báo Dân trí trích lời TS Võ Kim Cương.
Cấu trúc đô thị này chỉ phù hợp với xe máy và nó ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện đi lại của người dân, là một trong những nguyên nhân chính của việc phát triển xe máy. Theo TS Cương, đây chính là hậu quả lịch sử do 50 năm phát triển không có quy hoạch (1940 - 1990).

Mặt khác, xe máy c̣òn là một món tài sản giá trị với các hộ dân có thu nhập trung bình.

Cũng trong buổi công bố đề tài nghiên cứu, trên báo Dân trí, TS Nguyễn Minh Hạ - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP cho biết: xe máy sẽ còn tồn tại 10-15 năm nữa và chỉ giảm hẳn khi có những phương tiện khác thay thế, được người dân chấp nhận. TS Hạ cũng cho rằng giải pháp lúc này là khơi thông dòng chảy xe máy chứ không phải là hạn chế hay cấm đoán.

Tội
Song song với vai trò rất lớn đó, xe máy cũng góp tội không nhỏ trong việc làm giao thông đô thị ùn tắc. Nguyên nhân chính là do quá nhiều xe máy cùng tham gia giao thông vào giờ cao điểm.

Một xe gắn máy cần 10m2 đường và ôtô con cần 30m2 để đảm bảo lưu thông an toàn. Tuy nhiên, tại TP.HCM hiện nay, có tới 5 triệu xe gắn máy, khoảng 480.000 ôtô con trong khi chỉ có 26 triệu m2 đường. TS Phạm Xuân Mai, ĐH Bách khoa TP.HCM đưa ra phân tích.
Cụ thể, trên báo Tuổi trẻ, ông Mai cũng chỉ ra số lượt đi lại trung bình của người dân TP khoảng 3,5 chuyến đi lại/ngày (trong khi ở các nước kinh tế phát triển chỉ 1,8-2,1 lần/ngày) đang đè nặng lên hệ thống giao thông.

Lưu lượng xe gắn máy lên tới 11.000 xe/giờ/hướng vào các giờ cao điểm. Chỉ riêng xe gắn máy đã chiếm hơn 93% tổng lưu lượng các loại xe dẫn tới tắc đường các cửa ngơ ra vào trục bắc nam.

Để giảm ách tắc, theo ư kiến chuyên gia, tỉ lệ xe gắn máy tham gia giao thông nên giảm xuống còn dưới 50%.

Mặc dù được đánh giá cao về mức độ linh hoạt cá nhân, nhưng lại mất điểm ở tiêu chí an toàn giao thông và thân thiện mới môi trường. Theo số liệu từ Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt công bố vào tháng Tám vừa qua, 70% số vụ tai nạn gần đây là do mô tô, xe máy gây ra. Trung bình mỗi ngày có 30 người chết vì tai nạn thì 2/3 là liên quan tới xe máy.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông Vận tải và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về quy hoạch của Hà Nội và TP. HCM cho biết, đến năm 2020, số lượng xe máy của cả nước sẽ đạt 38,8 - 40,5 triệu xe (2,4 - 2,5 người/xe).

Tỷ lệ sử dụng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ 30% ở Hà Nội và 35% tại TPHCM. (nguồn: Dân trí)

Dự báo, đến năm 2020, việc sử dụng mô tô, xe máy vẫn chiếm tỷ lệ 30% ở Hà Nội và 35% tại TPHCM, do đó mô tô và xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính tại 2 thành phố lớn này.

•    Thu Lượng


Để có cái nhìn toàn diện và công bằng đối với vai trò của chiếc xe máy trong đời sống của người dân hiện nay, rất mong độc giả cùng chia sẻ quan điểm về chủ đề này. Từ đó, góp phần "gỡ rối" cho việc quản lý - cấm hay hạn chế - loại phương tiện giao thông 2 bánh này. Ý kiến đóng góp xin gửi về hòm thư banbandoc@vietnamnet.vn hoặc theo phản hồi bên dưới bài viết.