- Bố tôi có giữ một trái lựu đạn thật trong nhà từ rất lâu rồi. Nhiều lần trong địa phương nói phải giao nộp nhưng bố tôi vẫn cố tình giấu nhẹm… Ông cứ khăng khăng mình có quyền sở hữu nó.
TIN BÀI KHÁC:
Xấu hổ vì người yêu...nói tụcTIN BÀI KHÁC:
Đi thẩm mỹ để giữ chồng nhưng sợ… di chứng
Trao nhau tất cả mới giật mình… chưa yêu
Phụ nữ 22 lấy đàn ông 47
Chiếm dụng lòng đường bị xử phạt thế nào?
Giờ tôi rất lo lắng, không biết việc bố giữ lựu đạn trong nhà có bị coi là phạm tội không?
Hành vi này có thể bị xử phạt thế nào? (Câu hỏi của bạn Nguyễn Hoàn).
Luật sư tư vấn:
Theo như những gì bạn trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 12/5/1996 thì Tổ chức, cá nhân không thuộc diện được trang bị, giao giữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nếu đang có không kể do nguồn gốc nào, đều phải kê khai và nộp tại cơ quan công an hoặc cơ quan quân sự các cấp.
Theo Quy chế ban kèm nghị định này thì Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh. Cũng theo nghị định này thì chỉ những người sau đây mới được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
a) Quân đội nhân dân;
b) Công an nhân dân;
c) Dân quân tự vệ;
d) Đội kiểm tra chống buôn lậu của Hải quan, trạm Hải quan cửa khẩu;
đ) Đội An ninh Hàng không;
e) Đội tuần tra kiểm soát của Kiểm lâm;
g) Lực lượng Bảo vệ chuyên trách của một số cơ quan, xí nghiệp nhà nước;
Nếu như bố bạn không thuộc các trường hợp trên mà “Nhiều lần địa phương nói phải giao nộp nhưng bố bạn vẫn cố tình giấu nhẹm… Ông cứ khăng khăng mình có quyền sở hữu nó” thì theo quy định của pháp luật bố bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
- Xử phạt hành chính: Theo quy định tại Điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 73/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì hành vi “không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng”
- Truy tố hình sư: Theo quy định tại Điều 230 người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
Bạn và gia đình nên nói rõ và phân tích cho bố bạn hiểu quy định của pháp luật về viêc tàng trữ không chịu giao nộp vũ khí, vật liệu nổ…, những hình thức xử lý để bố bạn hiểu và tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).