- "Vợ là vợ mà chồng thì vẫn là chồng. Đã là vợ chồng thì phải tôn trọng nhau nhưng hơn hết...đừng bao giờ cãi nhau vì tiền".
TIN BÀI KHÁC
TIN BÀI KHÁC
Tan tình đầu vì gái xấu nhiều của
Danh sách dự thi: “Tình yêu và những đồng tiền lấp lánh”
Yêu là phải lãi, chứ sao lại chịu lỗ
Yêu nhầm anh sinh viên “cận nghèo”
Tình yêu bắt đầu từ tham vọng mong manh
Tình bạc, tiền còn bạc hơn…
Danh sách dự thi: “Tình yêu và những đồng tiền lấp lánh”
Yêu là phải lãi, chứ sao lại chịu lỗ
Yêu nhầm anh sinh viên “cận nghèo”
Tình yêu bắt đầu từ tham vọng mong manh
Tình bạc, tiền còn bạc hơn…
Bố tôi đã mất được 5 năm. Mẹ cũng đã về hưu, anh chị tôi đều đã lập gia đình riêng còn tôi thì đã lớn. Nhưng có lẽ, những năm tháng tuổi thơ sống hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ mãi mãi là ký ức đẹp nhất trong cuộc đời của tôi. Và hơn hết, đó là nơi tôi đã được trải nghiệm rất nhiều bài học lớn, có ích bản thân mình hôm nay. Bài học về tình yêu và giá trị thật sự của đồng tiền.
Trước khi tôi lên 7 tuổi, mẹ tôi đã là một kế toán trưởng còn bố tôi là trưởng phòng kế hoạch trong cùng một công ty. Họ cùng nhau đi làm và chăm sóc cho gia đình nhỏ. Cho đến sau lần sinh nhật thứ 7 của tôi, bố tôi bị ốm và sức khỏe yếu đi rất nhanh và không thể đi làm được nữa. Gánh nặng đổ lên vai mẹ tôi.
Mẹ tôi, từ hôm ấy vừa lo chạy chữa bệnh cho bố, nuôi hai anh chị tôi đang học đại học và tôi vừa bước vào lớp 2. Chưa kể, lo cho 9 người em của bố cùng ông bà nội ở quê. Mẹ tôi vô cùng vất vả. Còn bố tôi thì suy sụp và ở hẳn nhà từ đợt đấy. Bố nấu cơm cho tôi ăn, lo cho tôi giấc ngủ, Và bố không có lương.
Còn mẹ tôi, càng ngày càng thành công trong công việc. Tôi với bố mỗi tối vẫn cùng nhau ngồi xem tivi và tôi thường reo lên và chỉ "mẹ đang trên tivi kìa bố". Mẹ tôi là một người phụ nữ thành đạt, ra ngoài xã hội rất nhiều người nể trọng. Nhưng trong gia đình, mẹ dù thành công đến mấy thì mẹ vẫn là vợ và là mẹ của chúng tôi.
Mẹ thường xuyên phải đi họp hành, tiếp các đoàn khách và được ăn rất nhiều đồ ngon. Nhưng mỗi lần về mà thấy hai bố con vẫn đang đợi cơm, mẹ bảo dù no mấy mẹ cũng ngồi xuống ăn nửa bát. Đơn giản vì không muốn bố tôi bị tủi thân. Nhờ vậy mà tôi thấy bố hay cười hơn và gia đình tôi vẫn có những bữa tối đầm ấm.
Tôi biết bố không đi làm nên bố không có tiền. Nhưng bố vẫn thường đưa tôi đi ăn quà sáng, đi đóng tiền điện vào định kỳ hàng tháng và mua rau quả mỗi buổi chiều. Một lần, khi chưa ngủ, tôi thấy mẹ nói với bố "Em để tiền trong tủ, anh ở nhà cần mua gì thì cứ bỏ ra tiêu nhé" rồi ôm bố .Tôi thấy bố vuốt tóc mẹ, mắt bố đỏ hoe. Thật sự tôi biết mẹ tôi rất vất vả, nhưng không bao giờ tôi thấy bố mẹ tôi to tiếng với nhau vì tiền.
Mấy lần, tôi thấy mẹ bàn muốn sửa lại bếp, lát lại gạch nền nhưng bố tôi không đồng ý nên mẹ lại thôi. Tôi tức lắm, nhưng khi lớn thêm chút nữa thì tôi mới hiểu bố tôi bị ốm nên rất kiêng kỵ chuyện sửa nhà, mua đồ mới. Mẹ tôi là người biết rõ nhất điều ấy, nên mẹ thôi. Thật ra mẹ tôi làm ra tiền, mẹ tôi có thể làm những gì mẹ tôi muốn nhưng mẹ bảo "mẹ tôn trọng quyết định của bố".
Tôi vẫn nhớ, có lần bố tôi phải cấp cứu bệnh viện. Mẹ tôi bỏ dở chuyến công tác vội vàng trở về. Tưởng lần ấy bố không qua được, mẹ tôi khóc nhiều. Mẹ bảo với bố "mẹ không sợ vất vả, chỉ sợ bố mất đi rồi mỗi buổi chiều tan tầm về không ai đợi mẹ, chẳng có ai chăm lo cho chúng tôi". Mỗi sáng đi làm, mẹ thường dặn tôi "bố bị ốm nên con ở nhà phải ngoan đấy nhé". Tôi gật gật và nghĩ vu vơ. Tôi cũng sợ, mỗi buổi trưa tan học về, sẽ chẳng thấy bố đợi tôi bên mâm cơm nấu sẵn nữa.
Tôi vẫn chưa quên, mỗi lần gửi đồ về quê nội ngoại, mẹ thường bảo "quà chồng em, hoặc quà 2 vợ chồng em gửi biếu mọi người". Ngay cả khi bố không làm ra tiền, thì mẹ vẫn luôn thay mặt bố hoặc cùng bố về quê cúng giỗ đầy đủ vào mỗi lần giỗ chạp hàng năm.
Có những câu chuyện đã trở thành kỷ niệm. Bố tôi ra đi vào một ngày nắng vàng cách đây 5 năm...sau 15 năm ốm đau bệnh tật, 10 năm không lương và nửa năm cuối đời nằm liệt giường. Đó là một sự cố gắng không ngừng nghỉ cứu chữa và chăm sóc tận tình của mẹ.
Khi còn nhỏ, tôi không hiểu biết gì, chỉ thấy gia đình mình hạnh phúc. Chúng tôi yêu mẹ bằng tình yêu sâu sắc nhất và bố là người tôi vô cùng tôn kính. Nhưng khi đã lớn lên và trưởng thành, tôi mới nhận ra: để có được hạnh phúc đơn giản ấy đều là nhờ cách cư xử của mẹ và tình yêu mẹ dành cho bố không thay đổi...ngay cả khi bố là người đàn ông thành đạt trong xã hội hay đơn giản chỉ là người đàn ông nấu cơm, chăm con trong gia đình.
Tuổi thơ đã qua đi không trở lại. Tôi đã 25 tuổi, rồi cũng phải lấy chồng, sinh con. Nhưng tôi vẫn sẽ luôn ghi nhớ những lời mẹ dặn "Vợ là vợ mà chồng thì vẫn là chồng. Đã là vợ chồng thì phải tôn trọng nhau nhưng hơn hết...đừng bao giờ cãi nhau vì tiền". Cảm ơn mẹ đã sinh ra con, cảm ơn cha đã luôn chăm lo cho con. Và cảm ơn hai người đã cho con một gia đình "không có tiền" để con có một tuổi thơ đầm ấm và cho con những bài học có ích sau này.
Thúy Hằng
Trước khi tôi lên 7 tuổi, mẹ tôi đã là một kế toán trưởng còn bố tôi là trưởng phòng kế hoạch trong cùng một công ty. Họ cùng nhau đi làm và chăm sóc cho gia đình nhỏ. Cho đến sau lần sinh nhật thứ 7 của tôi, bố tôi bị ốm và sức khỏe yếu đi rất nhanh và không thể đi làm được nữa. Gánh nặng đổ lên vai mẹ tôi.
Mẹ tôi, từ hôm ấy vừa lo chạy chữa bệnh cho bố, nuôi hai anh chị tôi đang học đại học và tôi vừa bước vào lớp 2. Chưa kể, lo cho 9 người em của bố cùng ông bà nội ở quê. Mẹ tôi vô cùng vất vả. Còn bố tôi thì suy sụp và ở hẳn nhà từ đợt đấy. Bố nấu cơm cho tôi ăn, lo cho tôi giấc ngủ, Và bố không có lương.
Còn mẹ tôi, càng ngày càng thành công trong công việc. Tôi với bố mỗi tối vẫn cùng nhau ngồi xem tivi và tôi thường reo lên và chỉ "mẹ đang trên tivi kìa bố". Mẹ tôi là một người phụ nữ thành đạt, ra ngoài xã hội rất nhiều người nể trọng. Nhưng trong gia đình, mẹ dù thành công đến mấy thì mẹ vẫn là vợ và là mẹ của chúng tôi.
Mẹ thường xuyên phải đi họp hành, tiếp các đoàn khách và được ăn rất nhiều đồ ngon. Nhưng mỗi lần về mà thấy hai bố con vẫn đang đợi cơm, mẹ bảo dù no mấy mẹ cũng ngồi xuống ăn nửa bát. Đơn giản vì không muốn bố tôi bị tủi thân. Nhờ vậy mà tôi thấy bố hay cười hơn và gia đình tôi vẫn có những bữa tối đầm ấm.
Tôi biết bố không đi làm nên bố không có tiền. Nhưng bố vẫn thường đưa tôi đi ăn quà sáng, đi đóng tiền điện vào định kỳ hàng tháng và mua rau quả mỗi buổi chiều. Một lần, khi chưa ngủ, tôi thấy mẹ nói với bố "Em để tiền trong tủ, anh ở nhà cần mua gì thì cứ bỏ ra tiêu nhé" rồi ôm bố .Tôi thấy bố vuốt tóc mẹ, mắt bố đỏ hoe. Thật sự tôi biết mẹ tôi rất vất vả, nhưng không bao giờ tôi thấy bố mẹ tôi to tiếng với nhau vì tiền.
(ảnh minh họa) |
Mấy lần, tôi thấy mẹ bàn muốn sửa lại bếp, lát lại gạch nền nhưng bố tôi không đồng ý nên mẹ lại thôi. Tôi tức lắm, nhưng khi lớn thêm chút nữa thì tôi mới hiểu bố tôi bị ốm nên rất kiêng kỵ chuyện sửa nhà, mua đồ mới. Mẹ tôi là người biết rõ nhất điều ấy, nên mẹ thôi. Thật ra mẹ tôi làm ra tiền, mẹ tôi có thể làm những gì mẹ tôi muốn nhưng mẹ bảo "mẹ tôn trọng quyết định của bố".
Tôi vẫn nhớ, có lần bố tôi phải cấp cứu bệnh viện. Mẹ tôi bỏ dở chuyến công tác vội vàng trở về. Tưởng lần ấy bố không qua được, mẹ tôi khóc nhiều. Mẹ bảo với bố "mẹ không sợ vất vả, chỉ sợ bố mất đi rồi mỗi buổi chiều tan tầm về không ai đợi mẹ, chẳng có ai chăm lo cho chúng tôi". Mỗi sáng đi làm, mẹ thường dặn tôi "bố bị ốm nên con ở nhà phải ngoan đấy nhé". Tôi gật gật và nghĩ vu vơ. Tôi cũng sợ, mỗi buổi trưa tan học về, sẽ chẳng thấy bố đợi tôi bên mâm cơm nấu sẵn nữa.
Tôi vẫn chưa quên, mỗi lần gửi đồ về quê nội ngoại, mẹ thường bảo "quà chồng em, hoặc quà 2 vợ chồng em gửi biếu mọi người". Ngay cả khi bố không làm ra tiền, thì mẹ vẫn luôn thay mặt bố hoặc cùng bố về quê cúng giỗ đầy đủ vào mỗi lần giỗ chạp hàng năm.
Có những câu chuyện đã trở thành kỷ niệm. Bố tôi ra đi vào một ngày nắng vàng cách đây 5 năm...sau 15 năm ốm đau bệnh tật, 10 năm không lương và nửa năm cuối đời nằm liệt giường. Đó là một sự cố gắng không ngừng nghỉ cứu chữa và chăm sóc tận tình của mẹ.
Khi còn nhỏ, tôi không hiểu biết gì, chỉ thấy gia đình mình hạnh phúc. Chúng tôi yêu mẹ bằng tình yêu sâu sắc nhất và bố là người tôi vô cùng tôn kính. Nhưng khi đã lớn lên và trưởng thành, tôi mới nhận ra: để có được hạnh phúc đơn giản ấy đều là nhờ cách cư xử của mẹ và tình yêu mẹ dành cho bố không thay đổi...ngay cả khi bố là người đàn ông thành đạt trong xã hội hay đơn giản chỉ là người đàn ông nấu cơm, chăm con trong gia đình.
Tuổi thơ đã qua đi không trở lại. Tôi đã 25 tuổi, rồi cũng phải lấy chồng, sinh con. Nhưng tôi vẫn sẽ luôn ghi nhớ những lời mẹ dặn "Vợ là vợ mà chồng thì vẫn là chồng. Đã là vợ chồng thì phải tôn trọng nhau nhưng hơn hết...đừng bao giờ cãi nhau vì tiền". Cảm ơn mẹ đã sinh ra con, cảm ơn cha đã luôn chăm lo cho con. Và cảm ơn hai người đã cho con một gia đình "không có tiền" để con có một tuổi thơ đầm ấm và cho con những bài học có ích sau này.
Thúy Hằng
Chia sẻ câu chuyện "Tình và tiền" để rinh giải thưởng 1 triệu đồng. Thể lệ tham dự Bài viết tham dự chủ đề “Tình yêu và những đồng tiền lấp lánh” nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chuyên mục “Chuyện chung chuyện riêng” Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Ngoài ra các bài viết còn được nhận những phần thưởng hấp dẫn khác từ tòa soạn. Thời gian nhận bài từ ngày 1/11/2011 đến ngày 30/12/2011. Mời các bạn đọc tham gia gửi bài dự thi. |