- Bài : Đếm khối nợ trên vai các “đại gia” bất động sản (BĐS) đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:
Trộm cắp như rươi trong thang máy tòa nhà Hùng Vương Plaza
Ô tô tăng phí, bạn đọc lắm ý

Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng

Cá mập mắc kẹt ở bờ biển Côn Đảo

Mất cáp điện đường: nỗi lo ai gánh?

Mua vé tàu Tết Nhâm Thìn qua mạng: nghẽn liên tục


Ảnh minh họa
“Đại gia” nợ như… “Chúa Chổm”


Theo bạn Hồ Cẩm Đào (email stefenvu@gmail.com) thì : “Ở nước ta các loại thuế quá cao, thủ tục hành chính rườm rà mất thời gian, chi phí bôi trơn tốn kém. Doanh nghiệp phải biết những “mánh khóe ảo thuật” thì mới tồn tại được.

Ví dụ tôi thành lập công ty TNHH với số vốn chủ sở hữu1 tỷ đồng và đi vay 9 tỷ đồng. Như vậy tổng tài sản của Công ty tôi là 10 tỷ đồng. Sau một thời gian kinh doanh thua lỗ, mà tôi vẫn không hề hấn gì vì thực tế kinh doanh với nhiều khách hàng vẫn có lãi. Khoản lỗ do tôi thuê nhà xưởng, thuê văn phòng, mua vật tư của vợ tôi với giá đắt (trò ảo thuật), 9 tỷ tiền vay lãi suất cao cũng là của vợ tôi. Kết quả là công ty thì lỗ mà kinh doanh riêng của vợ tôi thì lãi to. Bản chất của vấn đề ở đây là 10 tỷ của gia đình tôi không đưa hết vào công ty ngay từ đầu mà tách làm 1 tỷ + 9 tỷ cho vay. 9 tỷ này được trả lãi nên khi hạch toán kế toán sẽ làm tăng chi phí cho công ty góp phần làm thua lỗ "trên giấy tờ" nên công ty tôi không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Không tán đồng, email ngtrgiang@walla.com “vặn lại”: “Bạn hạch toán lãi vay vào chi phí để trốn thuế à? Đâu có dễ như vậy, nếu bạn trốn được thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bạn chạy đường nào? Khoản lãi vay được hạch toán vào chi phí thì người cho vay phải đóng thuế TNDN (nếu là tổ chức) thuế TNCN nếu là cá nhân. Tôi cho rằng phần lớn các công ty sẽ làm theo cách ngược lại là nâng khống vốn chủ sở hữu lên.Vốn chủ sở hữu chỉ là vốn đăng ký và trên sổ sách, còn thực tế bao nhiêu thì chỉ có họ mới biết mà thôi. Có rất nhiều công ty  hoành tráng, vốn chủ sở hữu “khủng” nhưng nếu cân đối tài sản và nợ thì kết quả là… dấu âm to tướng.”

Email nguyenthaitrieupgb@gmail.com cho rằng: “Đáng lưu ý là trong nợ phải trả có cả nợ ngắn hạn lẫn trung, dài hạn. Thực tế đa phần nợ của các công ty BĐS là nợ trung, dài hạn cho nên có "chết" thì cũng  phải sau một khoảng thời gian nhất định nào đó.”

Đây là ý kiến của email hoanglinh@ymail.com: “Nói tài sản thì đó là tài sản sổ sách, giá trị thực tế tài sản không phải là một con số cố định mà biến động liên  tục, nó được dùng khi thanh lý hoặc mua bán tài sản. Như trong bài viết là bất động sản thì giá thị trường là một con số rất khó định lượng. Khi tài sản khó định giá, ngân hàng chỉ cho vay <100% giá trị. Khi tài sản dễ định giá (cổ phiếu, trái phiếu.. ), ngân hàng sẽ cho bạn vay vô tư, nhưng sẽ kèm theo điều khoản giải chấp. Bạn lỗ = vốn  chủ sở hữu là họ giải chấp toàn bộ tài sản của bạn.”

Quan hệ “đại gia” BĐS- Ngân hàng- Chính sách

Email hai_dao_dien@gmail.com viết: “Thời điểm này các ngân hàng mà không cho đại gia bất động sản đảo nợ thì ông ngân hàng mới là ông chết đầu tiên. Ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt chẽ, nợ xấu tăng lên, rồi vớ một mớ BĐS mà toàn là đất dự án đem đi bán, thử hỏi bán cho ai trong thời buổi này? Thà cho các đại gia BĐS “đảo”, tiếp tục làm giá lên làm giá xuống tự bán, để ngân hàng thu lãi! Những ai làm ngành Ngân hàng chắc sẽ rõ.”

Về mánh mung của đại gia BĐS, email nhandanhnguyen_76@yahoo.com nêu rõ: “Một công ty BĐS được thành lập với số vốn 1000 tỷ. Đại gia nào đó đứng tên chỉ đóng góp 10% còn lại kêu gọi cổ đông và ngân hàng. Giao dịch một thời gian, đại gia này âm thầm rút vốn của mình ra và kinh doanh với số tiền của thiên hạ. Và kết quả thế nào các bạn biết rồi khi Quốc hội đang bàn thảo về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.”

Theo email longinco@gmail.com thì : “Chỉ chết mấy ông lơ ngơ, chứ mấy chú "cò cao cấp" kiểu "buôn chính sách" hốt dày sau vụ này. Bạn Hồ Cẩm Đào còn chưa phân tích đoạn kết: Thua lỗ nặng, bán tháo để cắt lỗ cho doanh nghiệp, đẩy thị trường BĐS rớt thê thảm, nhưng người gom mua lại chính là "sân sau" của chủ doanh nghiệp thua lỗ.”

Bạn Trương Bích Ngọc (email ngocb1977@yahoo.com) cho rằng: “Trên thực tế trong tổng nợ của các công ty kinh doanh BĐS, có một phần tiền thu trước của khách hàng. Đây chính là khoản thu theo tiến độ hợp đồng từ các khách hàng mua BĐS và sẽ được chuyển thành doanh thu bán BĐS khi bàn giao nhà. Do vậy khi tính hệ số nợ cần phải loại trừ khoản tiền này vì nó không phải là nợ phải trả.”
Theo email trieu_le08@yahoo.com thì: “Hệ số nợ chưa nói lên tất cả. Bài báo này chủ yếu chỉ nói lên con số nợ Ngân hàng của các Công ty BĐS, vì vậy thay vì “bình loạn”, các bạn hãy đưa giải pháp để hoàn chỉnh luật liên quan đến hoạt động ngân hàng đi.”

Email tungn197@gmail.com quan tâm đến một góc độ khác: “Bất động sản “ảo” hay nói cách khác là giá trị thực của các tài sản mà doanh nghiệp bất động sản đang nắm giữ hiện tại mới là điều đáng xem xét. Liệu nay mai bán hết toàn bộ tài sản thì doanh nghiệp có trả được nợ vay hay không, và vốn chủ sở hữu sẽ còn hay mất?”

Còn đây là ý kiến của email linhjsc@yahoo.com.vn: “Nhà nước nên ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn sản xuất, chứ cứ quan tâm mãi đến lĩnh vực bất động sản thì bao gìờ kinh tế nước ta mới khá được?”

Ban Bạn đọc