- Thời gian gần đây, rất nhiều người phản ánh có một số đối tượng chuyên đi xin tiền ở các bến xe, nhà chờ xe buýt, cây xăng, thậm chí đến cả văn phòng làm việc để xin tiền. Điều này, làm mất niềm tin của mọi người, nhiều khi người khó khăn thật lại không được giúp đỡ.
TIN BÀI KHÁC
Thật giả lẫn lộn
Những đối tượng này rất đa dạng từ thanh niên, trung niên thậm chí cả người già. Đa phần họ đều đóng giả là những người đang gặp hoàn cảnh hết sức khó khăn nên cần được giúp đỡ.
Đối tượng thường đưa ra những chiêu, những lý do “đánh đúng tâm lý” và lòng thương hại của mọi người như có người thân đang nằm viện điều trị không có tiền hoặc thiếu tiền về quê, bị mất bóp, mất túi xách…
“Trong một lần vào đổ xăng ở cây xăng trên đường Phạm Văn Chiêu (TP.HCM) bỗng có một người phụ nữ khoảng 35 tuổi nhìn tôi móc tiền trả tiền xăng và nói: "Em ơi cho chị xin 20 ngàn đổ xăng, hôm nay chị quên mang theo tiền mà xe thì hết xăng".
Tôi không hề nghi ngờ điều gì, tôi nghĩ nhiều khi mình cũng gặp phải tình huống như vậy. Giúp chị ta 20 ngàn thì cũng có gì to tát đâu. Tôi không ngần ngại móc bóp đưa cho chị ta 20 ngàn và lên xe đi. Giúp xong rồi tôi cũng không mảy may để ý đến chuyện nhỏ này nữa. Một hôm có chị cùng cơ quan tôi kể chuyện cũng gặp phải tình huống như tôi thì tôi mới biết mình bị lừa”, anh Hoàng chia sẻ.
Còn đối với chị Hằng thì lại gặp tình huống khác khiến mọi người dễ mủi lòng hơn, đó là một người đàn ông khoảng 60 tuổi ăn mặc lịch sự đầu tóc gọn gàng hỏi xin tiền vì thiếu tiền về quê. Ông ta tới văn phòng của chị ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q3, TP.HCM) cũng đúng là lúc chị vừa đi ra ngoài về. Thấy chị ông ta gọi chị và trình bày hoàn cảnh khó khăn, xin chị nhủ lòng thương. Ông ta giới thiệu rằng đêm qua ở bệnh viện ông bị mất cắp. Ông đã 60 tuổi rồi đang nuôi vợ bệnh mà bị mất cắp đang không có 200 ngàn đồng để đưa vợ về quê.
“Những người chuyên đi lừa tiền xin ở bến tàu, bến xe thì tôi cũng đã nghe rồi, thường họ là thanh niên. Nhìn ổng thấy cũng không đến nỗi nào, thoáng qua trong đầu có thể ổng bị mất cắp thật, ở bệnh viện chỉ cần lơ là là bị mất cắp. Nghĩ vậy tôi cho ổng 100 ngàn đồng còn dặn ông phải cẩn thận nhé. Ổng còn nói, vậy còn thiếu 100 ngàn nữa mới đủ tiền về quê. Tôi bước vào văn phòng nhưng linh tính thế nào, tôi lại quay ra nhìn xem ổng đi đâu. Thấy ổng đi nhanh về phía một chiếc xe có 1 thanh niên đợi sẵn lên xe đi thẳng. Tôi biết mình bị lừa. Lúc đó, tôi rất bực bội vì lòng tốt bị lợi dụng”, chị Hằng bức xúc.
Đối với anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) khi được hỏi về thông tin có nhiều người ăn mặc lịch sự lừa đảo mình đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn xin tiền thì anh cũng rất bức xúc. Bởi có lần anh đã được một người hoàn toàn xa lạ giúp đỡ. Nếu không có sự giúp đỡ đó thì anh đã phải mất thời gian quay về nhà trong khi việc đang cần đi gấp.
“Hôm đó, có việc cần giải quyết gấp ở cơ quan, tôi vội đi làm bằng xe hơi, đi được một đoạn đường thì xe hết xăng, tấp vào đổ xăng. Móc túi trả tiền thì mới biết mình quên bóp ở nhà. Trong thế bí, tôi đành hỏi liều người bên cạnh vay 200 ngàn đồng, đưa danh thiếp của mình cho họ và xin số điện thoại hẹn ngày mai sẽ trả. Rất may người đó không nghi ngờ gì và cho tôi mượn. Ngay hôm sau, dù bận tôi cũng phải cố gắng liên lạc để trả tiền người ta để giữ chữ tín”, anh H nhớ lại.
Mất niềm tin
Càng ngày, bọn lừa đảo càng có nhiều những chiêu bài tinh vi hơn nhằm moi tiền của những người nhẹ dạ. Bọn chúng thường đưa ra những mánh mất bóp, thiếu tiền đổ xăng, sửa xe… chỉ xin vài chục ngàn. Chính những chiêu đó khiến mọi người dễ “thông cảm” và chia sẻ.
Nhưng họ đâu biết rằng một ngày bọn này chỉ cần “chịu diễn” là đã thu được 300-400 ngàn đồng. Tiền bọn chúng thu được hằng tháng, bằng khoản thu nhập đáng mơ ước của nhiều người.
“Từ lần tôi bị một gã trung niên lừa đảo xin tiền đổ xăng. Sau khi phát hiện ra hắn chuyên lừa đảo mọi người chỉ với một chiêu xin tiền đổ xăng. Tôi cảm thấy mất hết niềm tin. Tiền mình làm ra bằng mồ hôi và nước mắt dù ít dù nhiều chi tiêu cũng phải đúng mục đích. Nếu mình giúp được người khó khăn thì đó là một niềm vui. Ngược lại, lòng tốt của mình đặt nhầm chỗ, khác nào tiếp tay cho kẻ xấu.”, anh Hùng chia sẻ.
“Trong một lần đi chơi ở trung tâm thành phố (Lê Thánh Tôn, Q1, TP.HCM) tôi thấy một ông ăn mặc giống công nhân dắt chiếc xe đạp bị hư. Ông nói là công nhân, bị hư xe không có tiền sửa xin tiền tôi. Tôi cho 20 ngàn. Cách lần đó vài tháng, tôi có việc đi qua nơi này và gặp đúng “kịch bản cũ”. Lúc đó tôi thấy bị mất lòng tin quá, giờ không biết tin ai”, chị Ngọc chia sẻ.
Đức Toàn
TIN BÀI KHÁC
Nới van tín dụng bất động sản, nản lòng dân?
Sai động trời những việc to vo nhỏ?
DN phải báo cáo thưởng Tết trước 20/12
Tín dụng đen: Khi chủ nợ trở thành con nợ
Hotdeal: Chưa giao hàng đã trừ tiền của khách
Sai động trời những việc to vo nhỏ?
DN phải báo cáo thưởng Tết trước 20/12
Tín dụng đen: Khi chủ nợ trở thành con nợ
Hotdeal: Chưa giao hàng đã trừ tiền của khách
Thật giả lẫn lộn
Những đối tượng này rất đa dạng từ thanh niên, trung niên thậm chí cả người già. Đa phần họ đều đóng giả là những người đang gặp hoàn cảnh hết sức khó khăn nên cần được giúp đỡ.
Đối tượng thường đưa ra những chiêu, những lý do “đánh đúng tâm lý” và lòng thương hại của mọi người như có người thân đang nằm viện điều trị không có tiền hoặc thiếu tiền về quê, bị mất bóp, mất túi xách…
“Trong một lần vào đổ xăng ở cây xăng trên đường Phạm Văn Chiêu (TP.HCM) bỗng có một người phụ nữ khoảng 35 tuổi nhìn tôi móc tiền trả tiền xăng và nói: "Em ơi cho chị xin 20 ngàn đổ xăng, hôm nay chị quên mang theo tiền mà xe thì hết xăng".
Tôi không hề nghi ngờ điều gì, tôi nghĩ nhiều khi mình cũng gặp phải tình huống như vậy. Giúp chị ta 20 ngàn thì cũng có gì to tát đâu. Tôi không ngần ngại móc bóp đưa cho chị ta 20 ngàn và lên xe đi. Giúp xong rồi tôi cũng không mảy may để ý đến chuyện nhỏ này nữa. Một hôm có chị cùng cơ quan tôi kể chuyện cũng gặp phải tình huống như tôi thì tôi mới biết mình bị lừa”, anh Hoàng chia sẻ.
Còn đối với chị Hằng thì lại gặp tình huống khác khiến mọi người dễ mủi lòng hơn, đó là một người đàn ông khoảng 60 tuổi ăn mặc lịch sự đầu tóc gọn gàng hỏi xin tiền vì thiếu tiền về quê. Ông ta tới văn phòng của chị ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q3, TP.HCM) cũng đúng là lúc chị vừa đi ra ngoài về. Thấy chị ông ta gọi chị và trình bày hoàn cảnh khó khăn, xin chị nhủ lòng thương. Ông ta giới thiệu rằng đêm qua ở bệnh viện ông bị mất cắp. Ông đã 60 tuổi rồi đang nuôi vợ bệnh mà bị mất cắp đang không có 200 ngàn đồng để đưa vợ về quê.
Bọn lừa đảo hay dùng chiêu xin tiền đổ xăng để lừa người nhẹ dạ. Ảnh minh họa: Đức Toàn |
“Những người chuyên đi lừa tiền xin ở bến tàu, bến xe thì tôi cũng đã nghe rồi, thường họ là thanh niên. Nhìn ổng thấy cũng không đến nỗi nào, thoáng qua trong đầu có thể ổng bị mất cắp thật, ở bệnh viện chỉ cần lơ là là bị mất cắp. Nghĩ vậy tôi cho ổng 100 ngàn đồng còn dặn ông phải cẩn thận nhé. Ổng còn nói, vậy còn thiếu 100 ngàn nữa mới đủ tiền về quê. Tôi bước vào văn phòng nhưng linh tính thế nào, tôi lại quay ra nhìn xem ổng đi đâu. Thấy ổng đi nhanh về phía một chiếc xe có 1 thanh niên đợi sẵn lên xe đi thẳng. Tôi biết mình bị lừa. Lúc đó, tôi rất bực bội vì lòng tốt bị lợi dụng”, chị Hằng bức xúc.
Đối với anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) khi được hỏi về thông tin có nhiều người ăn mặc lịch sự lừa đảo mình đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn xin tiền thì anh cũng rất bức xúc. Bởi có lần anh đã được một người hoàn toàn xa lạ giúp đỡ. Nếu không có sự giúp đỡ đó thì anh đã phải mất thời gian quay về nhà trong khi việc đang cần đi gấp.
“Hôm đó, có việc cần giải quyết gấp ở cơ quan, tôi vội đi làm bằng xe hơi, đi được một đoạn đường thì xe hết xăng, tấp vào đổ xăng. Móc túi trả tiền thì mới biết mình quên bóp ở nhà. Trong thế bí, tôi đành hỏi liều người bên cạnh vay 200 ngàn đồng, đưa danh thiếp của mình cho họ và xin số điện thoại hẹn ngày mai sẽ trả. Rất may người đó không nghi ngờ gì và cho tôi mượn. Ngay hôm sau, dù bận tôi cũng phải cố gắng liên lạc để trả tiền người ta để giữ chữ tín”, anh H nhớ lại.
Mất niềm tin
Càng ngày, bọn lừa đảo càng có nhiều những chiêu bài tinh vi hơn nhằm moi tiền của những người nhẹ dạ. Bọn chúng thường đưa ra những mánh mất bóp, thiếu tiền đổ xăng, sửa xe… chỉ xin vài chục ngàn. Chính những chiêu đó khiến mọi người dễ “thông cảm” và chia sẻ.
Nhưng họ đâu biết rằng một ngày bọn này chỉ cần “chịu diễn” là đã thu được 300-400 ngàn đồng. Tiền bọn chúng thu được hằng tháng, bằng khoản thu nhập đáng mơ ước của nhiều người.
“Từ lần tôi bị một gã trung niên lừa đảo xin tiền đổ xăng. Sau khi phát hiện ra hắn chuyên lừa đảo mọi người chỉ với một chiêu xin tiền đổ xăng. Tôi cảm thấy mất hết niềm tin. Tiền mình làm ra bằng mồ hôi và nước mắt dù ít dù nhiều chi tiêu cũng phải đúng mục đích. Nếu mình giúp được người khó khăn thì đó là một niềm vui. Ngược lại, lòng tốt của mình đặt nhầm chỗ, khác nào tiếp tay cho kẻ xấu.”, anh Hùng chia sẻ.
“Trong một lần đi chơi ở trung tâm thành phố (Lê Thánh Tôn, Q1, TP.HCM) tôi thấy một ông ăn mặc giống công nhân dắt chiếc xe đạp bị hư. Ông nói là công nhân, bị hư xe không có tiền sửa xin tiền tôi. Tôi cho 20 ngàn. Cách lần đó vài tháng, tôi có việc đi qua nơi này và gặp đúng “kịch bản cũ”. Lúc đó tôi thấy bị mất lòng tin quá, giờ không biết tin ai”, chị Ngọc chia sẻ.
Đức Toàn