- “Thủa xưa chúng tôi đổ thuốc pháo dưới cả ánh đèn dầu mà không lo nổ. Thế nhưng mãi sau này vì làm pháo cũng cạnh tranh, tức là phải nổ to hơn, giòn hơn và ít bị xịt hơn thế nên người ta mày mò tìm hiểu thêm về thuốc pháo để cải tiến sản phẩm của gia đình mình…” nghệ nhân làm pháo hoa Nguyễn Tiến Tần tâm sự.
Cũng chính sự sự ganh đua đó đã đẩy sự phát triển của thuốc pháo đến mức nếu sơ ý gây nổ là sẽ thành nổ kinh hoàng.
Tin cùng chuyên mục
Nếu nổ là nổ kinh hoàng!
Tiến sĩ Chu Anh Tuấn (Bác sĩ điều trị khoa Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc Gia) là người trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bỏng do nổ pháo trong những năm gần đây chia sẻ. Trước đây khi còn làm việc ở Khoa Bỏng bệnh viện 103 mỗi khi nghe đến việc có một vụ nổ ở Bình Đà (làng làm pháo) là anh lại giật mình, ám ảnh. “Giai đoạn 1991 - 1994, trong 1 năm Viện Bỏng điều trị cho 30 đến 40 nạn nhân do nổ pháo ở Bình Đà. Thường là nổ kinh hoàng, nạn nhân được chuyển đến với vết thương nặng”.
Mãi sau này có lệnh cấm pháo, thì những vụ nổ pháo do buôn bán, tàng trữ pháo và thuốc nổ trái phép vẫn là một nỗi ám ảnh với vị bác sĩ này. Vụ nổ xe khách ở Bắc Ninh năm 2003 là một ví dụ. Trong hành trình xe khách chở người và hàng từ Hà Nội về Bắc Ninh, một người mang trên xe thuốc pháo và đến địa phận Bắc Ninh thì phát nổ. Đa số nạn nhân của vụ nổ chết, số còn lại bị thương điều trị ở Bệnh viện Việt Đức và Viện Bỏng Quốc gia với thương tích rất nặng và hồi phục chậm.
Bệnh nhân được đưa vào viện do nổ pháo hay thuốc pháo bị tác động bởi hội chứng sóng nổ, tức là sức ép mạnh làm tổn thương nội tạng làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Cũng theo Tiến sĩ Chu Anh Tuấn thì nạn nhân của vụ nổ pháo tỉ lệ tử vong thường rất cao bởi những chấn thương kèm theo như chấn thương sọ não, chấn thương ổ bụng, gẫy xương…
Với những tổn thương bỏng trên diện nhẹ thì cơ bản không khác những vết bỏng do các tác nhân khác. Tuy nhiên nếu vết thương ở diện rộng thì cơ thể thường nhiễm thêm các độc tố có trong thuốc pháo làm trầm trọng thêm tình hình vết thương.
Có một “con quỷ” trong thuốc pháo…
Ông Nguyễn Tiến Tần nghỉ hưu năm 1991, trước khi nghỉ hưu là một cán bộ kĩ thuật thủy lợi. Ông cũng là người đạt huy chương vàng trong cuộc thi về pháo bông năm 1995. Nói về tai nạn do pháo ông Tần cho rằng mình là người biết rõ nguyên lý nhất tại sao vì có những kiến thức khoa học và thực tế. Bản thân ông cũng không để tai nạn xảy ra với gia đình mình.
Nói với phóng viên ông chia sẻ: Trước đây khi việc làm pháo ở làng Bình Đà còn là một nghề thời thượng. Người Bình Đà thường mang các loại hóa chất khác nhau ra ruộng, vườn để pha chế thành thuốc. Mỗi nhà pha một kiểu, các loại nguyên liệu chỉ đơn giản như ka li, phân dơi, các hóa chất phụ gia…
Thế nhưng sau này trong quá trình làm việc, mọi người đều mày mò, tự sáng chế ra những loại thuốc nổ mới chỉ cần xoa nhẹ, động mạnh là đã nổ.
“Bản chất của sự nổ là nén áp suất trong thời gian cực ngắn. Chẳng hạn như người ta cho thêm antimon một chất xúc tác để đẩy nhanh phản ứng giữa các chất với nhau thì sự kích thích nổ nhanh sẽ kích thích thêm nổ mạnh… Sau này chỉ cần đựng thuốc pháo ở giấy xi măng rồi dùng một chiếc thìa sắt cọ vào đã tạo ra tiếng nổ”.
Ngoài ra để tạo những hiệu ứng về màu sắc hay âm thanh những phụ gia khó gọi tên khác cũng được cho thêm vào. Điều đó làm thuốc nổ ngày càng nguy hiểm. Chỉ cần một tiếng nổ là nhà cửa của người làm pháo trở nên tan hoang, cả nhà đi viện.
Chủ trương cấm pháo là một một trong những chủ trương thành công nhất của Chính phủ, đã hạn chế những cái chết thương tâm, những cảnh đời bất hạnh vì tàn tật. Tuy nhiên mấy năm gần đây việc buôn bán pháo lậu vẫn xẩy ra. Các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng truy quét nhưng Giao thừa pháo vẫn nổ vì vậy rất cần sự phối hợp của các lực lượng chức năng, chặt đứt mọi con đường pháo lậu đem lại những ngày Tết bình yên cho người dân.
Cũng chính sự sự ganh đua đó đã đẩy sự phát triển của thuốc pháo đến mức nếu sơ ý gây nổ là sẽ thành nổ kinh hoàng.
Tin cùng chuyên mục
TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh đêm Noel
Tăng giá vé xe buýt trợ giá từ 1/1/2012
“Chém đẹp” ở làng đào Nhật Tân
Vẫn còn 7.000 vé tàu Tết
Tư vấn sức khỏe sinh sản miễn phí cho công nhân
Tăng giá vé xe buýt trợ giá từ 1/1/2012
“Chém đẹp” ở làng đào Nhật Tân
Vẫn còn 7.000 vé tàu Tết
Tư vấn sức khỏe sinh sản miễn phí cho công nhân
Nếu nổ là nổ kinh hoàng!
Tiến sĩ Chu Anh Tuấn (Bác sĩ điều trị khoa Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc Gia) là người trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bỏng do nổ pháo trong những năm gần đây chia sẻ. Trước đây khi còn làm việc ở Khoa Bỏng bệnh viện 103 mỗi khi nghe đến việc có một vụ nổ ở Bình Đà (làng làm pháo) là anh lại giật mình, ám ảnh. “Giai đoạn 1991 - 1994, trong 1 năm Viện Bỏng điều trị cho 30 đến 40 nạn nhân do nổ pháo ở Bình Đà. Thường là nổ kinh hoàng, nạn nhân được chuyển đến với vết thương nặng”.
Hội chứng sóng nổ gây ra những tổn thương nội tạng nghiêm trọng cho bệnh nhân bị nổ pháo (Ảnh minh họa, nguồn CAND) |
Bệnh nhân được đưa vào viện do nổ pháo hay thuốc pháo bị tác động bởi hội chứng sóng nổ, tức là sức ép mạnh làm tổn thương nội tạng làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Cũng theo Tiến sĩ Chu Anh Tuấn thì nạn nhân của vụ nổ pháo tỉ lệ tử vong thường rất cao bởi những chấn thương kèm theo như chấn thương sọ não, chấn thương ổ bụng, gẫy xương…
Với những tổn thương bỏng trên diện nhẹ thì cơ bản không khác những vết bỏng do các tác nhân khác. Tuy nhiên nếu vết thương ở diện rộng thì cơ thể thường nhiễm thêm các độc tố có trong thuốc pháo làm trầm trọng thêm tình hình vết thương.
Có một “con quỷ” trong thuốc pháo…
Nghệ nhân về pháo nói về các cách thức làm pháo nổ giòn đanh và cũng khiến pháo nguy hiểm hơn. |
Nói với phóng viên ông chia sẻ: Trước đây khi việc làm pháo ở làng Bình Đà còn là một nghề thời thượng. Người Bình Đà thường mang các loại hóa chất khác nhau ra ruộng, vườn để pha chế thành thuốc. Mỗi nhà pha một kiểu, các loại nguyên liệu chỉ đơn giản như ka li, phân dơi, các hóa chất phụ gia…
Thế nhưng sau này trong quá trình làm việc, mọi người đều mày mò, tự sáng chế ra những loại thuốc nổ mới chỉ cần xoa nhẹ, động mạnh là đã nổ.
“Bản chất của sự nổ là nén áp suất trong thời gian cực ngắn. Chẳng hạn như người ta cho thêm antimon một chất xúc tác để đẩy nhanh phản ứng giữa các chất với nhau thì sự kích thích nổ nhanh sẽ kích thích thêm nổ mạnh… Sau này chỉ cần đựng thuốc pháo ở giấy xi măng rồi dùng một chiếc thìa sắt cọ vào đã tạo ra tiếng nổ”.
Ngoài ra để tạo những hiệu ứng về màu sắc hay âm thanh những phụ gia khó gọi tên khác cũng được cho thêm vào. Điều đó làm thuốc nổ ngày càng nguy hiểm. Chỉ cần một tiếng nổ là nhà cửa của người làm pháo trở nên tan hoang, cả nhà đi viện.
Chủ trương cấm pháo là một một trong những chủ trương thành công nhất của Chính phủ, đã hạn chế những cái chết thương tâm, những cảnh đời bất hạnh vì tàn tật. Tuy nhiên mấy năm gần đây việc buôn bán pháo lậu vẫn xẩy ra. Các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng truy quét nhưng Giao thừa pháo vẫn nổ vì vậy rất cần sự phối hợp của các lực lượng chức năng, chặt đứt mọi con đường pháo lậu đem lại những ngày Tết bình yên cho người dân.
- Phan Loan