- “Tôi có kinh nghiệm lập trình và thiết kế website báo điện tử, sau nhiều năm dõi theo Vietnamnet, muốn đóng góp đôi lời tâm huyết"
TIN BÀI KHÁC
Rối bời vì…nợ xấu
Đám cưới tập thể kỷ lục Việt Nam
Huyện Mỹ Đức phản hồi về vấn đề báo VietNamNet nêu
Bị vật nhọn đâm, lo ngay ngáy nhiễm HIV
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 6
Đám cưới tập thể kỷ lục Việt Nam
Huyện Mỹ Đức phản hồi về vấn đề báo VietNamNet nêu
Bị vật nhọn đâm, lo ngay ngáy nhiễm HIV
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 6
(ảnh minh họa) |
“Tôi có kinh nghiệm lập trình và thiết kế website báo điện tử, sau nhiều năm dõi theo VietNamNet, muốn đóng góp đôi lời tâm huyết:
Về giao diện
- Nên lược bớt để tránh trùng lặp các phần tin “Nóng nhất”, “Mới nhất”, “Đọc nhiều nhất”, “Phản hồi nhiều nhất” ở đầu và giữa trang chủ.
- Nên lược bớt một trong hai “Đường dây nóng” ở banner đầu và cuối trang, vì tuy hai lần xuất hiện song vẫn khó hiểu ngay rằng đó là “Đường dây nóng bảo vệ khách hàng”.
- Nếu phân mục “Đời sống” đã có ở giữa trang chủ như hiện nay thì cũng cần đặt nó ở banner đầu trang chủ như các phân mục khác.
- Không nên cứng nhắc (theo trào lưu phi khoa học) đính kèm nhiều hình minh họa bên cạnh dòng tiêu đề ở mọi phân mục, chuyên trang và trong mọi bài viết. Những câu chữ thực sự chất lượng thì đọc vẫn rất “đã” ngay cả khi thiếu hình minh họa. Thậm chí, hình minh họa lắm lúc còn gây “phản ứng phụ” vì chúng kém chất lượng (kích cỡ và độ phân giải), chẳng ăn nhập, bị sao chép hoặc bị dùng lại một cách thái quá (nhiều về số lượng nhưng đơn điệu về chất lượng).
Về nội dung
- Phân mục “Chính trị” cần tăng cường các bài phân tích, nhận định, đề xuất giải pháp,… thay vì thuần túy đưa tin. Cần tính chiến đấu hơn nữa (K.Marx nói “Kẻ nào có lưỡi mà không lên tiếng, cũng như có kiếm mà không đâm, kẻ đó sống chỉ vô ích!” và “Hạnh phúc là đấu tranh!”).
- Phân mục “Quốc tế” cần bớt các bài dịch từ báo chí nước ngoài, thay vào đó là các tác phẩm “nội địa hóa” cao.
- Phân mục “(Kinh tế) Thị trường” nên đưa vào chuyên trang VEF.VN nếu có thể.
- Phân mục “Khoa học” cần loại bỏ những tin bài mang tính phỏng đoán, tưởng tượng hay “chém gió”.
- Rất cần một phân mục hoặc tiểu mục “Ngôn ngữ” hoặc “Văn học” mà trước hết là phổ biến kiến thức chuẩn hóa tiếng Việt, sau đó là giới thiệu các bút pháp nghệ thuật đặc sắc ở các tác phẩm văn học trong và ngoài nước.
Về chiến lược làm báo
Thông cảm với bài toán kinh tế hóc búa (đặc biệt trong tình trạng khó khăn chung hiện nay), thông cảm với nhiệm vụ chính trị và nhiều chức năng nặng nề khác của quý báo, tôi không trách quý báo rằng đang “lá cải hóa”, “rao vặt hóa”, “kinh dị hóa” hay “playboy hóa”. Nếu thiếu những “mạnh thường quân” tâm huyết và hào phóng thì quả thực chẳng riêng gì VietNamNet mà mọi tòa soạn trên thế giới đều phải đau đầu tìm một kế hoạch kinh doanh đủ sức duy trì hoạt động nghiệp vụ.
Lúc này, việc thiết lập chế độ thuê bao (subscriber - có hoặc không phân mức) gần như là điều bắt buộc khi mà nguồn thu từ quảng cáo đã tới hạn. Tôi cho rằng VietNamNet cần nghiêm túc học hỏi và xem xét vấn đề này ngay từ bây giờ. Tất nhiên, để xứng đáng với thiện cảm của độc giả thì quý báo phải đầu tư bài vở công phu hơn, cơ sở dữ liệu phải phong phú hơn,… Nếu được vậy thì cá nhân tôi, và tin rằng không ít độc giả khác cũng thế, vẫn hoàn toàn hài lòng thuê bao 50.000 vnđ/tháng (tương đương một bát phở ngon) trong điều kiện hiện nay để được gắn bó với VietNamNet.
Chân thành chúc Vietnamnet ngày càng lớn mạnh!”
Trân trọng cảm ơn bạn Đào Anh Dũng. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Ban Bạn đọc