- Mẹ anh không thích anh quá lãng mạn hay nuông chiều vợ vì lẽ anh chỉ biết vợ mà không biết đến cha mẹ bao năm dày công nuôi dưỡng anh nên người?
TIN BÀI KHÁC
Con trai mẹ là số 1
Thư gửi người mẹ thứ hai!
Mẹ chồng sống 2 mặt…
Những "chiêu" kỳ quái của mẹ chồng
Bị đuổi khỏi nhà vì bắt mẹ chồng ăn “xương”
(ảnh minh họa) |
Xa xôi cô quạnh trong chính cái khoảng thời gian hương lửa mặn nồng nhất nên những câu nói hay dòng thư của anh cho vợ bao giờ cũng xốn xao tình cảm nhưng anh không biết những điều đó lại làm khổ chị ngay trong chính gia đình anh. Mẹ anh không thích anh quá lãng mạn hay nuông chiều vợ vì lẽ anh chỉ biết vợ mà không biết đến cha mẹ bao năm dày công nuôi dưỡng anh nên người? Mẹ luôn nghĩ anh phụ gia đình nếu chỉ vì nghe vợ mà quên đi chữ hiếu và biết đâu về già lại đối xử tệ với mẹ cha vì nỗi “anh hùng khó qua ải mỹ nhân", miệng lưỡi đàn bà phỉnh nịnh trên giường là vô cùng nguy hiểm.
Những sự không ưa của bà mẹ chồng dần trở nên khó tính mà chị cũng không hiểu nguồn cơn là do đâu. Mẹ ghen với sự săn sóc của chị dành cho chồng, cho cả đứa cháu nội mà bà rất đỗi yêu thương. Chị lờ mờ nhận ra trong các cuộc nói chuyện với hàng xóm láng giềng mẹ chồng không ưa chị ra mặt . Những kẻ ngồi lê đôi mách dường như luôn hả hê khi phỉnh nịnh cho mối quan hệ của chị với gia đình chồng thêm căng thẳng. Chân ướt chân ráo về nhà chồng nơi tỉnh thành xa quê, chị không bạn bè, không người thân chia sẻ và luôn phải chịu ánh mắt soi mói của mẹ chồng, em chồng và biết đâu của cả những người bạn tâm sự của họ hàng ngày.
Chị buồn rầu nghĩ tủi cho số phận, thương nhớ người chồng ở xa và mỗi lần anh gọi điện chị cũng không còn dám bộc bạch quá hồn nhiên tiếng cười hạnh phúc yêu thương nữa. Sự trong trẻo nơi chị dần biến thành những giọt nước mắt khóc thầm trong đêm. Mẹ chồng và em chồng luôn tìm mọi lời nói cay nghiệt hướng mũi dùi vào chị , xét nét cả đến những ăn, những mặc, những cách hành xử thường ngày riêng tư nhất và quy vào những tội vô ý, vô tâm, thiếu đứng đắn… hay những thứ rất vô lý mà họ có thể nghĩ ra và kết tội.
Chị dần dà càng trở nên dễ cáu gắt và quay ra gai ngạnh lúc nào chính chị cũng không hay. Đôi môi đã dần không còn cười nụ cười thân thiện hồn nhiên mà thay vào đó là nụ cười ruồi nhếch mép trước những ghen tuông đố kị đầy vẻ thách thức. Chị cũng dần tập hợp những người bạn bè hàng xóm đủ tiềm năng để vênh váo với “nhóm” của mẹ chồng và gấy chiến bằng những cuộc chiến cũng đầy vẻ tầm thường và vụn vặt. Chị không còn sự bao dung của ngày con gái có thể tặc lưỡi và nghĩ rằng “chấp làm gì".
Chị từng bị mẹ chồng nghĩ là hư đốn, không tôn trọng bà và không giữ đạo làm con dâu thì ngày nay chị cũng sẽ sống đúng như những gì mẹ chồng nghĩ về mình. Gia đình bốn người hai ông bà già, một cô con dâu, một cô em chồng nay thật khó mà hòa thuận và vui vẻ. Những con người lẽ ra cần yêu thương nhau nhất thì nay thật đúng với cái câu xa thơm gần thối. Anh gọi điện về và bà mẹ nhận điện kêu khóc kể lể những thói vụng dại của con dâu, sự coi thường nhà chồng còn cô con dâu cũng không chịu kém miếng bằng những câu sụt sịt ỉ ôi đòi anh chồng phải công tâm mà phân xử. Cô em chồng và bà mẹ chồng càng ngày càng ghét chị và đối với họ chị là kẻ bước và nhà họ chỉ với mục đích phá hoại xâm lăng, trách móc anh con trai khi xưa mù lòa đã cõng mãng xà vào nhà mà không biết. Cái hạnh phúc của ngày đón dâu ba năm trước nay còn đâu khi anh cùng bố mẹ mang lễ vật đến hỏi chị về làm dâu. Ngày đó mẹ chồng hiền từ với nụ cười vui vẻ mừng hạnh phúc cho con trai âu yếm chụp ảnh với con dâu. Đám cưới mừng đôi tân lang tân nương ngày đó đầy ắp tiến cười của những người trẻ tuổi trong đám bạn hữu của cô em chồng đang học cấp ba với vẻ hồn nhiên trong sáng mà giờ đây là một cô em với đôi mắt sắc nhọn luôn sẵn sàng mang sức mạnh lớn.
Liệu lời giải nào cho mái ấm gia đình nhiều thế hệ là thỏa đáng nhất? Đến khi nào con người mới hết mù lòa để chọn cho mình một hạnh phúc đích thực bao gồm cả lang quân như ý và gia thất bình yên?
Đỗ Lương
Thể lệ tham dự cuộc thi viết về “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”
Viết lại những ấm ức, giận hờn và yêu thương giữa mẹ chồng, nàng dâu và chia sẻ với câu chuyện đó với bạn đọc báo VietNamNet, nhận cơ hội trúng 1000.000 đ.
Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”.
Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo.
Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục.
Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng.
Thời gian nhận bài từ ngày 1/6/2012 đến hết ngày 30/7/2012. Mời bạn đọc tham gia gửi bài dự thi.
Mời bạn đọc tham gia gửi bài viết dự thi.