-  Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet ngay sau khi đọc bài “Giá điện không hề thấp” 

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)

Giá điện theo Thông tư một đằng, giá ở cơ sở…một nẻo?

Với giọng ngạc nhiên, email THANHHAIHTD3K46@YAHOO.COM viết: “Chẳng lẽ ông Viết Ngãi không biết giá điện hiện tại? Hiện tại bậc thang cao nhất của giá điện sinh hoạt là 2.192 đ/kwh (chưa VAT) áp dụng từ 01/7/2012. Thế lấy đâu ra mà ‘Có gia đình, tính ra còn phải trả tới 4000-5000 đồng/kwh?’ Có lẽ dùng điện ở đâu đó chứ không phải ở Việt Nam?

Bạn Lê Đạt (email letiendat@gmail.com) phụ họa: “Hình như trước khi trả lời phỏng vấn, ông Chủ tịch Hiệp hội năng lượng chưa đọc biểu giá điện hay sao? Làm gì có giá điện sinh hoạt tới 4000-5000đ/kwh? Tôi đọc cho nhé, giá cao nhất của bậc sinh hoạt mới đến 2.192 đ/kwh chưa thuế,  theo Thông tư số 17/2012/TT-BCT.”

Bạn Nguyễn Quảng Nam (email ngquangnam@yahoo.com) bắt bẻ: “Tôi thấy khó hiểu với lời phát biểu của ông Trần Viết Ngãi trong bài này: - Thứ nhất: Ông Trần Viết Ngãi đã từng phát biểu là giá điện quá thấp, cần phải nâng. Sao bây giờ ông Ngãi lại nói vậy? - Thứ hai: Tôi thấy giá điện hiện nay (theo Thông tư 17/2012/TT-BCT ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương) thì không có giá điện từ 4000 đồng/kwh, 5000 đồng/kwh, đặc biệt giá điện cho hộ sinh hoạt cao nhất (mức kwh từ 401 trở lên là 2.192 đồng/kwh), vậy sao ông Ngãi nói ‘Có gia đình, tính ra còn phải trả tới 4000-5000 đồng/kwh?”

"Phản công" bất ngờ của bạn Lê Đức Oanh (email leducoanh_nguyentuyetnga@yahoo.com): “Thực tế giá điện đó chưa phải là giá cao đâu! Nó quá thấp so với giá điện mà chúng tôi đang phải trả. Các bạn có hình dung nổi là ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các hộ kinh doanh đang phải trả giá điện 7.777 đ/kwh (giá chưa có thuế)? Như vậy các hộ kinh doanh chúng tôi phải trả thực tế là 8.555 đ/kwh.”

Bạn Bùi Đức Lộc (email locbui46@gmail.com) lại viện dẫn một thực tế khác: “Cần có cơ quan kiểm định công -tơ độc lập. Hiện nay tất cả công-tơ đo đếm tiêu thụ điện điều do ngành điện độc quyền sản xuất, kiểm định và treo lắp. Nếu mua một chiếc công-tơ cùng loại (mới tinh) với công-tơ của điện lực (EMIC sản xuất tại Hà Nội) treo lắp nối tiếp cạnh công-tơ điện lực thì chỉ số tiêu thụ điện của công-tơ điện lực nhiều hơn từ 3 đến 5%. Nếu công-tơ đó đã được kiểm định lại tại Chi cục đo lường của tỉnh thì chỉ số công-tơ điện lực vẫn cao hơn từ 2 đến 3%. Như vậy với công- tơ cơ, ngành điện đã ‘thu thêm’ của người tiêu dùng từ 2 đến 5%. Nếu một hộ tiêu thụ mỗi tháng phải trả 1 tỷ đồng thì trong đó đã bị ‘ăn gian’ 20 đến 50 triệu đồng. Tách việc kiểm định công- tơ ra khỏi ngành điện, giao cho cho một cơ quan độc lập dưới sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng người tiêu dùng, chi phí kiểm định do người tiêu dùng bỏ ra, thì chắc chắn tiền điện sẽ giảm 5%.”

Xin hãy tăng… trách nhiệm cho dân nhờ

Nhận xét của bạn Mai Thủy (email maithuy01@gmail.com): “Ở đâu còn độc quyền thì ở đó... Ý muốn tăng giá điện của ngành điện như cái thùng không đáy’. Tôi cho rằng ý kiến của ông Ngãi rất xác đáng.”

Giọng email mailan1208@gmail.com ấm ức: “Làm ăn ngoài ngành thua lỗ muốn có tiền bù vào khoản thua lỗ này thì phải thu của dân thôi. Mà muốn tăng giá điện cứ đi so bì với các nước khác là thấp hơn mà không so thu nhập GDP xem họ gấp mấy chục lần người VN rồi tăng giá?”

Email mien_hien982008@yahoo.com phụ họa: “Ngành điện là một ‘ông lớn’, được thế độc quyền, hành tung đủ kiểu. Nói như ông Ngãi thì mọi điều đã rõ. Chỉ có 'con trời' mới hành tung hành tác được như vậy. Chính phủ biết quá rõ, nhận diện quá dễ, sao còn nuông chiều? Nên cơ cấu lại các Tập đoàn.”

Email quocdong.pham@gmail.com thắc mắc: “Sao chỉ so sánh về giá điện mà không so sánh về mặt khác vậy? Những cái có lợi cho người dân thì không so sánh? Toàn là so sánh và đòi phải theo cho kịp nước bạn những cái thiệt hại cho dân?”

Lời bình của bạn Xuân Thảo (email thaonao09@yahoo.vn): “Giá điện như thế này không thể gọi là theo cơ chế thị trường được. Đây là một trong những lý do dân mất lòng tin.”

Bạn Trương Công Danh (email songxanh1961@yahoo.com.vn) tỏ ra bức xúc: “Tại sao mình cứ phải nghe mãi điệp khúc ‘tăng, tăng… Hôm nay tăng giá nước, vài ngày sau tăng giá điện? Lý do để tăng thì viện dẫn thu nhập, giá thành ở tận đâu đâu. Hãy nói thẳng câu từ dễ hiểu để dân chúng có thể chấp nhận, rằng: Ở nước ta kinh tế thị trường chưa thật sự tồn tại trong một số lĩnh vực liên quan đến đời sống người dân, trách nhiệm thì chung chung, do có quá nhiều ban ngành quản lý. Năng lực thì phải nói thẳng rằng làm việc chỉ là cái cớ để …hưởng bổng lộc. Nếu lần sau có muốn tăng cái gì nữa, xin hãy thêm phần tăng trách nhiệm vào cho dân nhờ.”

Lời than thở của bạn Thạch Sa Hùng (email guhias@gmail.com): “Giá điện cao, dân nông thôn không dám sử dụng nhiều, dẫn đến một số sinh hoạt gia đình bị giảm như điện đèn, các loại phương tiện truyền thanh, truyền hình không dám mở, hoặc các thiết bị gia đình khác đều ngưng hoạt động. Như vậy còn gì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn nữa?”

Mối quan tâm của bạn Văn Lâm (email manh_23450@yahoo.com.vn) ở góc độ khác: “Tăng giá bán lẻ điện phải đi đôi tăng giá mua buôn điện năng. Tại sao EVN mua điện của Trung Quốc giá cao thì được, mà với thủy điện độc lập trong nước lại mua với giá rẻ mạt? Vấn đề giá điện nằm ở chỗ: Nếu tăng giá bán lẻ thì cũng phải buộc EVN tăng giá mua buôn điện từ các nhà máy, tăng giá truyền tải để kích thích đầu tư. Nếu chỉ tăng giá bán lẻ thì cũng giống như Ngân hàng nhà nước khống chế lãi xuất tiền gửi mà không hề khống chế lãi suất cho vay nên chỉ là cách đảm bảo lợi ích cho ngân hàng thương mại, doanh nghiệp vẫn ‘chết’ vì lãi vay cao.

Bạn Dang Hải (email danghai68@gmail.com): “Từ lâu, chưa có ai phát biểu là giá bán lẻ điện không hề thấp. Nay chính ông Chủ tịch Hiệp hội năng lượng VN, người trong ngành, đã phân tích có lý, có tình để làm rõ cách điều hành giá điện của ngành sản xuất điện. Tôi đề nghị Bộ Công thương, ngành điện phải suy nghĩ mà tính toán cho phù hợp để người tiêu dùng khỏi thiệt thòi.”

Ban Bạn đọc