- Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài “Tập đoàn nợ khủng nhưng không biết sợ”. Nhiều bạn đã gửi email về Báo VietNamNet. 

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)

Do người ta sử dụng đồng tiền… không phải của mình?

Email dang_duyz@yahoo.com thốt lên: Đọc bài báo thấy xót cho dân quá. Nhân dân cả nước nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, thuế, phí các loại nộp đầy đủ đúng hạn để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhìn DNNN được ưu ái rồi nợ khủng mà thấy buồn, không biết tiền nầy nó đi về đâu? Tìm không ra đành gán cho nó cái tên 'thất thoát'. Mong những bài báo như thế nầy và những lời bình luận của nhân dân đến được với những độc giả cấp cao của nước nhà để thấu hiểu lòng dân.

Lời bình của Thanh Đắc Bình, email belitofme@gmail.com: Bài viết đã lột tả được khái quát sự ảm đạm của các DNNN! Các DNNN có quá nhiều lợi thế và ưu đãi nhưng lại chẳng có hiệu quả gì nhiều trong đóng góp cho NSNN - toàn thấy lỗ và lỗ! Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao? Tôi thiết nghĩ chỉ do con người cả thôi - khi người ta sử dụng đồng tiền không phải của mình thì người ta đâu cần phải suy nghĩ tính toán mà miễn sao bảo đảm cho chiếc ghế và cho lợi ích cá nhân của họ là được! Thật đáng buồn - con người sinh ra cơ chế và lại cứ đổ thừa cho cơ chế?

Theo Dương Thanh Tùng, email dttung40@yahoo.com.vn thì: Ngân sách nhà nước có được là từ tiền đóng thuế của toàn dân, nguồn tiền này nếu được sử dụng hợp lý vào các mục đích như an ninh quốc phòng, an ninh nội địa, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hạ tầng giao thông, an sinh xã hội thì quá tốt rồi. Tiếc là các tập đoàn kinh tế nhà nước lại đầu tư dàn trải vào, mỗi đơn vị thất thoát từ hàng chục, hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng... cá biệt lên đến 80.000 tỷ.. Nếu cứ thế này thì dân chúng biết tin vào ai nữa? Toàn bộ hệ thống chính trị nên vào cuộc để sớm chấm dứt tình trạng này mới mong lấy lại được lòng tin của dân.

Nhìn nhận của An Phong, email viengiay@hn.vnn.vn: Đúng là những con số quá khủng khiếp khi nhìn từ cuộc sống còn rất khó khăn của nhiều tầng lớp dân cư, từ khó khăn của ngành giáo dục ở nông thôn, miền núi, của ngành y tế trong việc không đủ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết...Và điều thực sự đáng suy nghĩ, đáng có tiếng nói mạnh mẽ ở mọi cấp độ là những ai phải chịu trách nhiệm về những việc này?

Pham Linh Chi, email linhchipham234@yahoo.com.vn đặt câu hỏi: Tôi không biết thế tiền này đi đâu hết hay chui vào túi một số người có chức có quyền, chứ tiền có cánh đâu mà có thể bay được?

Giọng xót xa của email firephoenix17487@gmail.com: Tiền đấy chính là tiền thuế gần 90 triệu người dân Việt ta bao lâu nay lao động tích lũy mà có được. Nó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của gần 90 triệu con người. Nay các tập đoàn dẫn đến tình trạng này thì gần 90 triệu người dân Việt ta lại tiếp tục còng lưng ra gánh. Thôi thì nhẫn nhịn. Chỉ thương các mẹ già bệnh tật, các em nhỏ mong có 1 quyển sách, cái áo mới đi học.

Email trexanh@yahoo.com nêu quan điểm: Hình thành một tập đoàn là một chặng đường dài, còn đáng nói hơn nữa là tập đoàn của nhà nước, mà nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân. Nguồn vốn để xây dựng tập đoàn kinh tế trên là vốn của dân. Vậy thì các tập đoàn trên nợ khủng thì đã biến người dân trở thành con nợ? Đó là một sự đau khổ. Thiết nghĩ những người có trách nhiệm phải làm gì để người dân bớt đau khổ?

Cần gắn trách nhiệm cho các ‘ông chủ’ DNNN?

Ý kiến của email nhandan@yahoo.com: Như vậy kinh tế nhà nước khác nào… đứng trên bờ vực? Còn các ‘quan’ tập đoàn này ăn đủ, giầu có và phủi tay. Thế là tội ác.

Email hung76762000@yahoo.com hùa theo: Con số nợ của các tập đoàn thật khiếp khủng. Tại sao các sếp ở các tập đoàn vẫn hưởng lương cao ngất?

Phụ họa của email dangdulsnb@gmail.com: Tiền từ ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân, do dân nộp. Tiền thuế của dân nộp thì không thể tùy tiện cho mấy DNNN vung vãi được. Thật xót tiền dân! Với số tiền đó thì có thể xây được hàng nghìn căn nhà tình nghĩa, hàng trăm trường học và bệnh viện. Như vậy có ích hơn cho dân cho nước.

Phạm Thế Cường, email cuongphth@yahoo.com nhận xét: Hiện nay một thực tế mà không ai có thể chấp nhận được là tính ‘không sợ trách nhiệm’ của các ‘ông chủ’ DNNN. Một cá nhân được giao Chủ tịch hay TGĐ các DNNN dù có đi vay hàng chục ngàn tỷ đồng, được điều hành hay nói đúng hơn là được chi tiêu hàng chục ngàn tỷ đồng đi vay này nhưng không cảm thấy lo lắng trách nhiệm của người đi vay, của con nợ. Họ đều luôn nghĩ đấy là ông nhà nước vay, của ông nhà nước. Điều này khác hẳn các ông chủ tư nhân, đi vay năm mười tỷ là mất ăn mất ngủ vì làm không cẩn thận là mất nhà mất cửa. Cần gắn được trách nhiệm cho các ‘ông chủ’ DNNN.

Nguyễn Đức Vinh, email vinhnd09@gmail.com bổ sung: Cũng có lẽ như vậy mà việc tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự không cần tính đến năng lực của người được tuyển dụng hay bổ nhiệm. Cần phải gắn trách nhiệm cá nhân của người ký các Quyết định bổ nhiệm hay tuyển dụng với kết quả làm việc của người được tuyển dụng hay bổ nhiệm.

Email lobt@yahoo.com: Cơ chế quản lý DNNN không còn phù hợp cần đổi mới thì nước ta mới mong giàu mạnh được!

“Tiền là của nhân dân mà các tập đoàn kinh tế sử dụng bết bát, kém hiệu quả suốt một thời gian dài, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của nhân dân, của cán bộ công chức. Thật đau xót khi đất nước còn nghèo, đại đa số người dân còn đói khổ thì có một bộ phận giàu lên quá nhanh chóng, tiền tính bằng nghìn tỷ, thử hỏi lấy ở đâu ra? Đã đến lúc người dân phải lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình, của người thực sự làm chủ xã hội, làm chủ đất nước. Tiền của dân, không thể tùy tiện”, đó là ý kiến của Nguyễn Hải Ninh,email ninhphonui@gmail.com.

Ban Bạn đọc