Từ nay đến 2018, người bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều từ việc tăng giá 1800 dịch vụ y tế trong khi lại có lãi khi không phải chịu cảnh quá tải bệnh viện, lại được hưởng chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm thế giới.
VietNamNet giới thiệu phần tiếp theo của Bàn tròn với Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế và Bà Nguyễn Thị Bích Hường- Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về chủ đề: Tăng giá 1800 dịch vụ y tế.
Phần 1: Tăng giá khám chữa bệnh 2016: Người có BHYT hưởng lợi
Lợi ích 2 chiều từ việc tính đúng, tính đủ
Nhà báo Ánh Tuyết: Đấy là ở bệnh viện hạng đặc biệt thưa vụ trưởng, còn ở bệnh viện tuyến dưới thì sao ạ? Hiện nay có tình trạng quá tải ở tuyến trên, và không đặt tải ở tuyến dưới. Như vậy bộ y tế đã tăng giá dịch vụ y tế liệu có cải thiện được tình trạng như thế này hay không?
Ông Nguyễn Nam Liên: Tôi cũng xin nói thêm rằng, thông tư quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các hàm bệnh viện trong toàn quốc, thời điểm thực hiện bên Bộ Y tế và tài chính sẽ thực hiện vào 2 thời điểm.
Thời điểm thứ nhất là ngày 01/03 thì giá sẽ tính đủ chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù của bộ y tế gồm có phụ cấp thường trực 24/24 của các bệnh viện và phụ cấp phẫu thuật và thủ thuật theo mức bên Bộ Y tế quy định.
Giai đoạn sau là quý 2 của năm 2016 tức là vào khoảng 1/7 - 1/8 sẽ tính tiền lương vào giá dịch vụ. Đấy là lộ trình tính toán để đảm báo mức độ tặng và điều chỉnh giá phù hợp không dồn dập vào cùng 1 thời điểm.
Thứ 2 là đối với đặc thù thông tư này, quy định giá dịch vụ là các dịch vụ kĩ thuật thống nhất giữa các bệnh viện cục hạng thì nó tạo điều kiện cho bệnh viện tuyến dưới phát triển các kĩ thuật. Tôi lấy ví dụ như sau: trước kia chúng ta quan niệm bệnh viện tuyến dưới thì là chi phí phải thấp hơn bệnh viện tuyến trên. Cho nên giá của bệnh viện tuyến dưới thì thấp hơn bệnh viện tuyến trên. Giá bệnh viện hạng 3,4 thấp hơn bệnh viện hạng 1,2 đặc biệt.
Chính vì vậy dẫn đến trường hợp, rất nhiều kĩ thuật và nhiều bệnh có thể chữa được ở tuyến dưới nhưng do chi phí quy định thấp nên bảo hiểm cũng thanh toán thấp. Chính vì vậy bệnh viện thu không đủ chi, mà hiện này thực chất các bệnh viên tuyến dưới ngân sách cấp chưa đủ chi lương phụ cấp, cho nên tất cả các hoạt động bệnh viện phải từ nguồn thu do người bệnh đóng góp và bảo hiểm chi trả.
Nếu quy định bảo hiểm giá thấp thì bệnh viện không triển khai được dịch vụ và chính vì vậy người bệnh không được hưởng các dịch vụ này tại bệnh viện tuyến dưới mà phải lên tuyến trên. Dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên, thì chúng tôi cũng đã khảo sát thấy rằng người dân không phải người dân muốn lên tuyến trên chưa bệnh mà do ở tuyến dưới chưa đáp ứng được yêu cầu và kĩ thuật chất lượng.
Thời gian vừa qua Bộ Y tế đưa ra rất nhiều giải pháp để tăng cường chất lượng chuyên môn cho tuyến dưới. Ví dụ như triển khai vấn đề chuyển giao kĩ thuật cho tuyến dưới, rồi thông qua đề án 1816 cử cán bộ tuyến trên từ tuyến trên xuống tuyến dưới, triển khai đề án bệnh viện vệ tinh và đã được thủ tướng chỉ đạo đến năm 2016 tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh đều là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện tuyến trên để dãn bớt người bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới.
Tăng cường kĩ thuật và cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới cộng với giá dịch vụ ở tuyến dưới đảm bảo bù đắp được chi phí. Như vậy chắc chắn tuyến dưới triển khai các kỹ thuật theo phân tuyến của bộ y tế. Và những kĩ thuật được triển khai đã được quy định giá trong khoảng 1800 dịch vụ này sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán như vây người dân có thế được hưởng dịch vụ này ngay tại địa bàn cư trú.
Và bệnh viện cũng có điều kiện triển khai dịch vụ, nên tôi nghĩ rằng thông tư này tạo điều kiện giảm bớt quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Đối với bệnh viện tuyến dưới, hiện nay mức độ thanh toán bảo hiểm y tế của tuyến dưới cũng cao hơn của tuyến trên. Trong trường hợp vượt tuyến, nếu khám bệnh vượt tuyến trung ương thì không được bảo hiểm y tế thanh toán, nhưng nếu vượt tuyến tỉnh sẽ được thanh toán 1 phần, và tuyền huyện hầu như được thanh toán 100%.
Đặc biệt từ ngày 1/1/2016 chúng ta đã mở thông tuyến huyện, xã trong nội bộ tỉnh và người nghèo sinh sống ở vùng khó khăn hay người dân ở vùng biển đảo có thể điều trị nội trú ở bệnh viên trên toàn quốc đều được thanh toán. Đây là những cái mở để tạo điều kiện cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế của luật sử đổi bổ sung.
Đối với các bệnh viện tuyến dưới, chúng tôi cũng thấy rằng họ rất mong muốn có cái giá mà được tính đầy đủ chi phí để tạo điều kiện cho họ phát triển kĩ thuật. Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, có rất nhiều đối tượng cái điều chỉnh giá lần này sẽ không ảnh hưởng, theo tôi phân tích trong số người dân có thẻ bảo hiểm y tết hiện nay thì có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm đầu tiên là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các cụ cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi, than nhân của gia đình chính sách. Các đối tượng này nhà nước chi trả 100% chi phí BHYT tức là cấp không thẻ - nhà nước bỏ tiền ra chi trả. Đối tượng này đang có khoảng 23,7 triệu người. chứng tỏ nhà nước đã hết sức cố gắng khi bỏ ra mấy trăm (chục) tỷ đồng. Những đối tượng này khi di khám chữa bệnh sẽ được chi trả 100% chi phí, trừ trường hợp vượt tuyến. Như vậy với những đối tượng này dù có tăng giá hay không cũng không bị ảnh hưởng tới túi tiền.
Nhóm thứ 2 là nhóm đồng chi trả 50% - là người cận nghèo. Chính phủ cũng chi 70% cho nhóm này tham gia BHYT, họ chỉ cần trả 30% để mua BHYT thôi. Nhóm này khi đi khám chữa bệnh đã đươc BHYT chi trả đến 95%. Nếu giá chưa tính đúng tính đủ thì nhóm này cần đồng chi trả đến 20%. Nhưng khi có lộ trình tính đúng tính đủ thì Bộ đã trình quốc hội là để nhóm này chỉ cần đồng chi trả 5% thôi. Như vậy, mức 5% sau khi điều chỉnh giá chúng tôi tính so với mức 20% trước đây có khi còn thấp hơn. Ngoài ra còn 1 điểm rất lợi nữa là sẽ không phải chi trả thêm các khoản chi phí chưa được tính trong giá.
Nhóm thứ 3 là nhóm lao động làm công ăn lương và tham gia BHYT theo hộ gia đình, chỉ được BHYT thanh toán 80%, còn lại 20% phải tự chi trả. Với nhóm này thì có ảnh hưởng thật. Thế nhưng trong Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Y tế thì nhóm đối tượng này khi tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và số tiền đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương tối thiểu sẽ được BHYT thanh toán phần chênh lệch, người dân chỉ cần thanh toán số tiền bằng với 6 tháng lương tối thiểu.
Ví dụ như là người bệnh hiểm nghèo chẳng hạn, nếu đi khám chữa bệnh hết 100 triệu đồng, BHYT sẽ trả 80 triệu, còn 20 triệu theo quy định là người bệnh thanh toán. Nhưng nếu người bệnh đó tham gia BHYT trên 5 năm thì sẽ chỉ cần trả bằng với số tiền lương tối thiểu trong 6 tháng. Mức này theo quy định hiện nay là khoảng 6,9 triệu. Còn khoản chênh lệch 13,1 triệu còn lại BHYT sẽ thanh toán tiếp.
Mục tiêu của chúng ta là BHYT toàn dân thế nên Đảng và chính phủ rất mong muốn người dân đều tham gia, mỗi 1 năm đều tham gia đều đóng góp để có nguồn hỗ trợ cho 1 số đội tượng không may mắc bệnh hiểm nghèo. Hoặc là chính mình năm nay không sao nhưng biết đâu vài ba năm sau bị 1 bệnh gì đó thì cũng có nguồn tài chính để đảm bảo.
Nhà báo Ánh Tuyết: BTTT của VNN nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc băn khoăn đến 1 nhóm đối tượng. Đó là những người không có BHYT, hoặc có BHYT nhưng mắc những bệnh mãn tính, hoặc bệnh nặng thì họ có bị ảnh hưởng nhiều bởi việc tăng giá dịch vụ y tế hay không?
Ông Nguyễn Nam Liên: Đối với người không có BHYT như chúng tôi đã nói : hiện nay, mục tiêu của Đảng và Nhà nước là phải có BHYT toàn dân, 100% dân số có BHYT. Những đối tượng này khi đi khám chữa bệnh sẽ được BHYT chi trả phần lớn viện phí nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều về việc điều chỉnh giá.
Nhưng đúng là hiện nay chúng ta mới chỉ có 75% dân số tham gia BHYT, khoảng 25% còn lại chưa tham gia BHYT. Giá dịch vụ y tế điều chỉnh lần này trước mắt áp dụng cho người tham gia BHYT, nhưng theo lộ trình sẽ đến 1 lúc nào đó những người không có BHYT cũng phải thực hiện mức giá này. Tức là giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương của cán bộ y tế.
Cho nên để đỡ ảnh hưởng, tôi cũng rất mong muốn những người chưa có BHYT phải tìm hiểu và Bộ Y Tế cũng có trách nhiệm truyền thông, tuyên truyền để người dân hiểu lợi ích của BHYT để người dân tham gia BHYT để có nguồn tài chính đảm bảo cho mình khi không may bị đau ốm. Còn nếu không có BHYT thì chắc chắc khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ bị ảnh hưởng tới túi tiền của mình vì mức giá tăng cao và khả năng chi trả bị ảnh hưởng.
Tôi xin nhắc lại BHYT vẫn là giải pháp quan trọng nhất và người dân nên tham gia BHYT. Chính phủ đã có rất nhiều giải pháp hỗ trợ để người dân tham gia BHYT.
Đối với người có thẻ BHYT bị mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, hầu hết các dịch vụ và phần lớn các loại thuốc đều đã được BHYT thanh toán, kể cả các hoá chất điều trị ung thư. Đúng là có một số loại được BHYT thanh toán 100% nhưng có một số ít loại do chi phí quá lớn, mà mức đóng BHYT của ta đang còn thấp nên chưa thể bao phủ được 100%. Đối với những ca bệnh nặng thuộc nhóm được BHYT chi trả 100% thì không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng với những trường hợp đồng chi trả 5% hoặc 20% thì bị ảnh hưởng khá nhiều.
Để hạn chế ảnh hưởng này thì Chính phủ đã có rất nhiều các giải pháp để giảm bớt tác động. Ví dụ như người dân tham gia BHYT từ 5 năm trở nên liên tục, đồng chi trả thì chỉ phải đóng là 5 tháng lương tối thiểu thôi, phần còn lại BHYT phải thanh toán. Một mặt nữa, Thủ Tướng cũng đã có Quyết định số 14 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 139 ban hành năm 2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, có quy định tất cả các tỉnh thành đều phải thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở địa phương.
Bộ Y tế cũng đã có quy định và trong Nghị Định 85 của Chính phủ, tất cả các BV đều phải dành một phần nguồn thu của mình để lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Đó là những hỗ trợ chung do theo chính sách, theo quy định của Chính phủ để người dân khi bị bệnh nặng có nguồn để chi trả.
Ngoài BHYT thì vẫn có quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo ở địa phương hoặc Bệnh viện. Thực tế hiện nay, rất nhiều người dân ví dụ như chạy người chạy thận nhân tạo hầu hết cũng đã có BHYT rồi, nên khi đi điều trị cũng đã được BHYT thanh toán.
Nhưng có một điểm hết sức quan trọng hiện nay nữa, khi chúng ta đã tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế thì phần chi phí ngoài giá, các loại vật tư hoá chất mà trước đây chưa tính đủ tính đúng trong giá thì bệnh viện phải thu thêm hoặc người bệnh phải tự mua sẽ giảm bớt đi, sẽ thấy được lợi ích của việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế đối với người có thẻ BHYT.
Bệnh viện bớt lo quá tải, chảy máu chất xám
Nhà báo Ánh Tuyết: Như vậy, một điều rõ ràng là tăng giá dịch vụ y tế thì người có thẻ BHYT hết sức yên tâm, vì trước mắt thì tăng giá dịch vụ y tế chưa làm ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu từ tiền túi của họ. Nhưng từ phía các bệnh viện thì thế nào ạ? Các bệnh viện có bị ảnh hưởng gì không khi mà tăng giá dịch vụ. Câu hỏi xin dành cho bà Nguyễn Thị Bích Hường.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường: Thưa chị, như anh Liên vừa nói, khi chưa điều chỉnh giá dịch vụ y tế thì bệnh viện Việt Đức cũng như tình hình chung ở các bệnh viện là rất khó khăn. Mặc dù bệnh viện Việt Đức cũng được bên Bộ y tế đánh giá là 1 trong những bệnh viện thực hiện cân đối tài chính khá tốt nhưng cũng gặp khó bởi hiện nay ngân sách nhà nước không cấp nữa, mà chúng tôi phải thực hiện tự chủ hoàn toàn.
Như vậy, khi ngân sách nhà nước không cấp, nguồn viện trợ, tài trợ không có nhiều thì cuối cùng bệnh viện chỉ trông vào nguồn thu dịch vụ y tế. Nếu nguồn thu dịch vụ y tế không tính đúng tính đủ thì chúng tôi càng khám chữa bệnh càng thiếu tiền. Và khi thiếu tiền thì người chịu thiệt lớn nhất đầu tiên chính là người bệnh. Bởi không có tiền bệnh viện sẽ thiếu các vật tư trang thiết bị. Khi chúng tôi được cấp tiền, chúng tôi mới có kinh phí để sửa chữa bảo dưỡng trang thiết bị. Rồi định kỳ hàng năm bổ sung mua thêm các trang thiết bị mới bởi vì các trang thiết bị tiên tiến cập nhật hàng giờ và giá cũng rất cao.
Tiếp đến là đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống phòng khám, buồng bệnh điều trị để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Như vậy, khi điều chỉnh giá dịch vụ thì chúng tôi có nguồn để nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng nguyện vọng cho người bệnh.
Ý thứ 2 cũng phải nói luôn là trong điều kiện chúng tôi không có tiền, chi trả phụ cấp và tiền thưởng cho nhân viên y tế không nhiều, thậm chí còn bị cắt giảm. Nếu 1 khoảng thời gian ngắn thì không có vấn đề gì nhưng về lâu dài, không chi trả đủ thu nhập tối thiểu phù hợp để nhân viên y tế tái tạo sức lao động và lo cho gia đình con cái để người ta yên tâm làm việc thì hết sức khó khăn. Bởi như chị biết, lao động trong y tế là lao động rất đặc thù cực kỳ vất vả vì đối tượng là người bệnh, là tính mạng, là sức khỏe của người ta.
Cho nên chỉ khi tính đúng tính đủ, chúng tôi mới có nguồn thu để trả đủ cho người lao động, đưa thêm vào phụ cấp tiền lương hàng tháng. Một mặt nữa tôi phải nói luôn là trình độ các chuyên gia y tế và nhân viên y tế ở các bệnh viện tuyến cuối như Việt Đức và rất nhiều bệnh viện tuyến TW không thua kém gì trình độ của các nước trên thế giới thậm chí kể các nước như châu Âu.
Vấn đề chính ở đây chúng ta thiếu là gì? Là thiếu 1 cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho người ta làm việc. Mà đặc thù của ngành y tế là nếu chỉ có con người thì không thể làm gì được. Nếu trả thu nhập thấp cho chuyên gia sẽ cực kì nguy hại trong tình trạng hội nhập bởi dễ chảy máu chất xám. Đãi ngộ không phù hợp, điều kiện làm việc không có thì chảy máu chất xám không phải chỉ xảy ra ở trong nước giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư mà tôi nghĩ là chảy máu chất xám cả nước ngoài.
Ví như các bác sĩ ở Việt Nam thu nhập quá thấp hoặc điều kiện làm việc của người ta không có đầy đủ, phương tiện, điều kiện làm việc thì có thể đến 1 lúc nào đó họ cũng phải ra đi thậm chí ra nước ngoài như Singapore chẳng hạn và như vậy chúng ta sẽ mất cả chất xám. Cho nên theo tôi, điều chỉnh giá viện phí đợt này sẽ hỗ trợ bệnh viện rất nhiều trong câu chuyện này.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định, điều chỉnh giá có tác động nhưng không nhiều đến người bệnh BHYT. Nhưng cái lợi nhiều nhất mà chúng tôi thấy đó là đáp ứng kỳ vọng của người bệnh về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tôi đơn cử vừa rồi Bệnh viện Việt Đức thực hiện xã hội hóa vay vốn để đầu tư tòa nhà kỹ thuật cao và đưa vào hoạt động đầu năm nay với 350 giường bệnh, 22 phòng mổ. Sau khi đưa tòa nhà này vào hoạt động thì thời gian chờ mổ của người bệnh là giảm đi rất nhiều. Ví dụ trước đây, khoa thần kinh sọ não có khi người bệnh phải đợi đến 3- 5 tháng thì bây giờ đã rút ngắn được rất nhiều. Thứ 2 là tình trạng quá tải không còn. Bệnh viện có đoàn kiểm tra đánh giá cuối năm đã đánh giá không còn tình trạng quá tải.
Và với những người bệnh nằm ở tòa nhà mà chúng tôi đầu tư, mỗi người phải trả thêm 220 nghìn/ngày nhưng hầu hết người bệnh đều hài lòng. Khi Bộ Y tế khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh, 95% những người nằm tại tòa nhà này và cần phải chi trả thêm đều hài lòng. Còn bản thân chúng tôi khảo sát đánh giá là 100% hài lòng, trong khi năm ngoái chúng tôi đánh giá chỉ là 82%.
Còn khu phòng khám của chúng tôi tính đến nay đã xây dựng khoảng 3 chục năm chưa nâng cấp xây mới nên đã rất xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu. Sự không hài lòng của bệnh nhân cũng tập trung ở khu này. Cái quan trọng nhất là phải đầu tư nâng cấp để phục vụ cho người bệnh hài lòng. Như vậy ở góc độ bệnh viện, chúng tôi thấy rằng việc tăng giá dịch vụ là được nhiều hơn so với thiệt.
VietNamNet
Đón xem phần 3: Giá khám chữa bệnh tăng, chất lượng bệnh viện chắc chắn tăng