- Nếu ngày xưa, người dân phải tìm đến Nhà nước thì bây giờ, Nhà nước phải đến với dân- các diễn giả chia sẻ về nền công vụ liêm chính, không tham nhũng, tạo xung lực phát triển quốc gia trong chương trình Bàn tròn trực tuyến.
Cải cách bộ máy hành chính đang là vấn đề nóng bỏng trên diễn đàn xã hội những ngày vừa qua với những câu chuyện về chia, tách, sáp nhập, giảm đầu mối, giảm biên chế.
Nhưng để cho công cuộc này thành công, phải kể đến yếu tố con người. Đó là tinh thần, trách nhiệm, ý thức kỷ luật, đạo đức công vụ của hàng triệu công chức viên chức hiện nay.
Khi một bộ máy Nhà nước tinh gọn, chất lượng công chức được tăng cao, kỷ cương hành chính được thực hiện nghiêm, không tham nhũng, không tiêu cực, cùng với thủ tục hành chính giản đơn giúp gây dựng lòng tin cho người dân và doanh nghiệp, thì chúng ta mới có thể xây dựng thành công một Chính phủ liêm chính và hành động, một Chính phủ kiến tạo và phát triển, như mục tiêu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra ngay từ đầu nhiệm kỳ của mình.
Ngay tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra hiện nay cũng đã có nhiều ý kiến phân tích về sự đóng góp của việc siết chặt kỷ cương hành chính, chống tham nhũng góp phần làm nên tăng trưởng bền vững, cũng như khả năng lần đầu tiên năm 2017 chúng ta sẽ hoàn thành 13 chỉ tiêu của Quốc hội giao.
Để mang tới một cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, chương trình Bàn tròn trực tuyến kỳ này của báo điện tử VietNamNet có chủ đề “Xung lực phát triển từ kỷ cương hành chính, chống tham nhũng".
Bàn tròn có sự tham dự của ba khách mời:
- Ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Chánh thanh tra Bộ Nội vụ.
- Ông Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ.
- Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Chương trình được đăng tải theo hai phần. Mời bạn đọc theo dõi phần I tại các video sau:
Video I:
Video II:
Mở đầu bàn tròn, bên cạnh việc ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, bà Phạm Thị Thu Hằng chia sẻ: “Nếu nền hành chính của chúng ta có quá nhiều thủ tục, quá nhiều sự kiểm tra chồng chéo thì sức lực cũng như sự đầu tư của doanh nghiệp cho kinh doanh sẽ bị giảm đi. Từ đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Rất may chúng ta đã kịp thời có những động thái rất tích cực..”
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề phải bàn về tinh thần, thái độ phục vụ của Nhà nước và bản thân trình độ, đạo đức, năng lực của các công chức hiện nay.
Xem thêm nội dung phần I Bàn tròn trực tuyến bản text ở link sau:
Nếu nền hành chính nhiều thủ tục, doanh nghiệp sẽ suy kiệt
(Xem phần 2 của chương trình đăng ngày 7/11/2017)
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
Video: Xuân Quý, Đức Yên, Thúy Hồng, Bạt Tuấn
Email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn