-Từ sự thịnh hành của metro, quy hoạch hệ thống đô thị ngầm được hình thành gần như song song và đã tạo nên những thay đổi lớn cho đô thị của các quốc gia phát triển. Đây cũng là một xu thế tất yếu của các thành phố lớn ở Việt Nam.

Xu hướng phát triển tất yếu

Theo Bộ phận nghiên cứu Savills, hệ thống tàu điện ngầm và những hạ tầng giao thông đồng bộ đã trở thành một phần không thể thiếu, với những cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu hoạt động của những siêu đô thị trên thế giới. Những thành phố như London, Paris và New York đã sở hữu những hệ thống hoàn thiện từ hơn 1 thế kỉ trước.

Kinh nghiệm xây dựng đô thị ngầm của các nước trên thế giới sẽ là bài học quý giá đối với các đô thị tại nước ta, đơn cử như TP.HCM. Đây cũng là khuynh hướng phát triển đô thị nén (Compact city) cho các thành phố lớn ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, đây là một xu thế tất yếu theo quỹ đạo phát triển đô thị hiện đại, khi những thành phố lớn sẽ phát triển theo chiều dọc, để vẫn có thể đảm bảo sự thuận tiện về thời gian đi lại cho cư dân.

{keywords}

Hệ thống metro sẽ kéo theo sự phát triển đô thị ngầm

Savills cho rằng, tiến độ thi công của hệ thống metro đầu tiên đang chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, quy hoạch đô thị ngầm đã là mục tiêu, là sự phát triển tất yếu, mà các nhà hoạch định đô thị đã đặt ra và các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm tới, bởi tiềm năng thương mại to lớn tại các khu vực xung quanh tuyến metro tại TP.HCM.

“Công tác thiết kế quy hoạch đô thị ngầm phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như đảm bảo sử dụng không gian ngầm hợp lý, phù hợp với quy hoạch tổ chức không gian và hệ thống dịch vụ công cộng của từng loại đô thị và tầm nhìn phát triển lâu dài của đô thị. Bên cạnh đó, sự kết nối liên hoàn, tương thích và an toàn giữa các công trình ngầm với nhau lẫn các hệ thống hạ tầng trên mặt đất trong yêu cầu sinh hoạt, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng cũng cần được chú trọng.

Khi tất cả các yêu cầu này được đảm bảo, cộng thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ thủ tục từ chính phủ, đô thị ngầm sẽ chứng tỏ được những sự phát triển phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư, thông qua những hoạt động kinh tế hiệu quả” - Savills nhận định.

‘Cuộc chiến’ không gian ngầm

Một khi thành phố có được một không gian đô thị ngầm đi vào hoạt động ổn định, người dân thành phố sẽ có thêm không gian sinh hoạt và từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày. Thực tế trên dẫn đến việc các cơ sở hoạt động kinh doanh cũng có thêm cho mình những cơ hội mới để mở rộng và phát triển, thay vì chỉ phải cố định vào các địa điểm trên mặt đất như hiện tại.

Theo Savills, điều này cũng sẽ giúp thị trường bất động sản có thêm một mảng sản phẩm hoàn toàn mới đó là các mặt bằng không gian kinh doanh ngầm trong thành phố, tạo thêm sự sôi động cho thị trường. Hiện tại, những khu vực xung quanh tuyến metro như phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên 23/9, công viên Lê Văn Tám, cùng khu vực công viên Tao Đàn, sân vận động Hoa Lư… cũng đã nằm trong phân vùng quy hoạch đô thị ngầm.

Các sản phẩm bất động sản ngầm mới sẽ trở thành một đề tài nổi bật của thị trường khi đô thị ngầm được hình thành. Đây cũng chính là điểm thu hút các nhà kinh doanh bán lẻ, ăn uống và dịch vụ sẽ khi tiếp cận những địa điểm ngầm gần các khu vực công cộng có đông người dân qua lại, như ga tàu điện, để mở rộng hoạt động kinh doanh.

“Đây là một bước tiến mới, hầu như chưa có tiền lệ của thị trường tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, tại thời điểm này, còn khá cẩn trọng với loại hình sản phẩm mới từ đô thị ngầm này. Và dĩ nhiên, nếu xét về kinh nghiệm “chinh chiến”, các nhà đầu tư nước ngoài đương nhiên có nhiều kinh nghiệm hơn các nhà phát triển nội.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trên diện rộng, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể bắt đầu nghiên cứu các thị trường đi trước. Từ đó, lên kế hoạch cho mình để đón đầu xu thế phát triển tất yếu này. Sự cạnh tranh nội ngoại dù có khốc liệt, nhưng xét trên phương diện nào đó, đây vẫn là tín hiệu tích cực về một thị trường sôi động, với những bước tiến đáng kể trong tương lai gần” - Savills nhận định.

Quốc Tuấn

TP.HCM được ứng trước vốn ODA để xây tuyến metro số 1

TP.HCM được ứng trước vốn ODA để xây tuyến metro số 1

Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM ứng trước vốn ODA trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để thực hiện dự án đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên).

Giá nhà, đất dọc tuyến metro “dậy sóng”

Giá nhà, đất dọc tuyến metro “dậy sóng”

Dự án cách xa tuyến metro hàng chục km nhưng vẫn quảng cáo nằm cạnh metro để bán giá cao.

TP.HCM: Trình dự án Metro số 5 trị giá 41.000 tỷ đồng, vay vốn Châu Âu

TP.HCM: Trình dự án Metro số 5 trị giá 41.000 tỷ đồng, vay vốn Châu Âu

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa có tờ trình “khẩn” gửi UBND TP.HCM về chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị số 5 (Metro số 5) giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn).