Với tình hình kinh doanh ngày càng xuống dốc của Tổng công ty vận tải thủy Vivaso, nhiều người càng có cơ sở tin rằng mục đích cuối cùng của doanh nghiệp này khi chi tiền sở hữu Hãng phim truyện Việt Nam không nằm ở tình yêu điện ảnh của vị đại gia “tay ngang” mà chính là hàng nghìn mét vuông đất vàng hồ Tây.

Giới đầu tư không lạ lẫm gì đối với cổ đông lớn của Vivaso - ông Nguyễn Thủy Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường.

Câu chuyện đất vàng và vị đại gia “tay ngang”

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người Phát ngôn của Chính phủ cho biết hiện nay số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8%, như vậy là hoàn toàn tỉ lệ ngược với số doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Theo Bộ trưởng, chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm nay khác với mọi năm khi Thủ tướng chỉ đạo phải quyết liệt cổ phần hóa. “Trên tinh thần đó, về nguyên tắc sau khi DN cổ phần hóa phải lên sàn chứng khoán, đây là yêu cầu bắt buộc. Nếu DN cổ phần hóa không lên sàn thì yêu cầu các cơ quan bộ, ngành xem xét đánh giá người đứng đầu tập đoàn, DNNN”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Trước đó, một trong những doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hóa trong năm 2016 là Hãng phim truyện Việt Nam được dư luận đặc biệt quan tâm khi công ty này đang được quản lý và sử dụng gần hàng nghìn mét vuông đất vàng.

Cụ thể, theo bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của VFS hồi tháng 3/2016, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Công ty đang quản lý và sử dụng 4 khu đất tại Hà Nội và TP HCM. Trong đó 2 khu đất “vàng” là số 04 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội có diện tích 5.448,5 m2 hiện đã hết hạn hợp đồng và đang đề nghị được tiếp tục sử dụng và khu đất số 6, Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh có diện tích là 1.208,7m2.

{keywords}

Liệu sau cổ phần hoá, ông chủ mới đang trên đà di xuống liệu có tiếp tục đầu tư cho tình yêu điện ảnh?

Ngoài ra, VFS còn quản lý khu đất 905m2 ở Hoàng Hoa Thám làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe và quản lý khu đất rộng 6.382m2 tại Đông Anh (Hà Nội) là trường quay phim. Mặc dù nắm giữ trong tay lợi thế lớn về quỹ đất nhưng tình hình kinh doanh của VFS hàng chục năm qua diễn ra èo uột, tính đến tháng 9/2016 công ty ghi nhận lỗ lũy kế 39,6 tỷ đồng, chủ yếu do các bộ phim làm theo đơn đặt hàng của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2014 (lỗ 34,3 tỷ đồng).

Không chỉ dừng ở câu chuyện đất vàng, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đánh giá là có tiềm năng nhờ giá trị thương hiệu lớn do yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống nhưng điều bất ngờ xảy ra khi chào bán, chỉ có duy nhất một cổ đông chiến lược “ngỏ lời” sở hữu cổ phần. Đặc biệt hơn, vị đại gia “tay ngang” mua lại 65% vốn của VFS là Tổng công ty Vận tải Thủy (VIVASO) lại kinh doanh ở một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan.

Ngay sau khi quyết định bán vốn nhà nước được phát đi, hàng loạt nghệ sĩ, diễn viên gạo cội như NSND Thanh Vân, NSƯT Đức Việt, biên chủ nhiệm phim Lê Hồng Sơn đã cùng ký vào bản kiến nghị gửi thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, đề nghị dừng việc cổ phần hoá đối với Hãng phim truyện Việt Nam và đề nghị thay giám đốc VFS Vương Đức.

Khi kịch bản được lật lại…

Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) và quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hồi cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa để quyết định việc hoàn thành công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam theo thẩm quyền, đúng quy định, và chịu trách nhiệm trước pháp luật; yêu cầu cổ đông chiến lược thực hiện đúng cam kết đã ký kết.

Về ông chủ mới của Hãng phim truyện Việt Nam là Tổng công ty vận tải thủy (VIVASO), vị đại gia này cũng có quá khứ thăng trầm gắn liền với hành trình lột xác từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển sang công ty cổ phần.

Tiền thân của VIVASO là Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc được thành lập vào năm 1996 sau đó được cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP vào ngày 18/06/2014.

Tính đến ngày 30/09/2015, vốn điều lệ của Vivaso đạt 327,7 tỷ đồng trong đó Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường sở hữu 77,1% vốn và Bộ Giao thông vận tải nắm giữ 22,42% - do ông Trần Mạnh Hùng làm đại diện sở hữu vốn nhà nước.

Đầu năm 2016, Bộ Giao thông vận tải tiến hành thoái toàn bộ 22,42% vốn – tương ứng 7,35 triệu cổ phần đang sở hữu tại Vivaso, thực hiện theo Quyết định phê duyệt số 4227/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2015, thu về 73,5 tỷ đồng.

Cũng giống như công ty Hãng phim truyện Việt Nam mà Vivaso mới chi tiền tỷ để thâu tóm, sức khỏe tài chính của ông chủ mới này cũng không hề sáng sủa, doanh thu giảm liên tục từ năm 2013, lỗ lũy kế tính đến hết tháng 9/2015 là gần 8 tỷ đồng, không chi trả cổ tức trong năm 2015. Năm 2016, Vivaso cho biết sẽ tiến hành đổi mới doanh nghiệp, ổn định lại sản xuất kinh doanh và đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 6,5 tỷ đồng.

Trả lời phỏng vấn báo chí tại thời điểm tháng cuối 4/2016, ông Nguyễn Danh Thắng – Phó TGĐ Công ty vận tải thủy từng chia sẻ: “Vì sao chúng tôi chọn đầu tư cho VFS thì có nhiều lí do. Trong đó đầu tiên ngoài tình yêu với điện ảnh thì đó là hy vọng qua điện ảnh cũng là một kênh truyền thông sẽ quảng bá hình ảnh công ty chúng tôi, đặc biệt khi công ty vận tải thủy đang tiến tới là một công ty đa ngành nghề”.

Việc “thâu tóm” Hãng phim truyện Việt Nam của Vivaso còn chưa ráo mực báo giới khi đặt ra nhiều câu hỏi về kịch bản sắp tới của Hãng phim truyện Việt Nam khi ông chủ mới không có chuyên môn về lĩnh vực điện ảnh sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển lĩnh vực hoạt động truyền thống? Liệu rằng trong một tương lai không xa, ngay trên mảnh đất số 4 Thụy Khuê đã thai nghén ra những tác phẩm kinh điển như “Em bé Hà Nội”, "Biệt động Sài Gòn" hay "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" sẽ là một tòa nhà chọc trời hay chung cư khủng để ông chủ mới có thể tận thu để tháo gỡ khó khăn cho Vivaso?

Theo ANTT

Tại sao phải bán Hãng Phim truyện Việt Nam?

Tại sao phải bán Hãng Phim truyện Việt Nam?

Một hãng phim tồn tại hơn 50 năm nằm ở khu đất vàng của Thủ đô chỉ được đánh giá giá trị thương hiệu bằng 0.

Nhiều tiền có thể cứu Hãng phim truyện Việt Nam?

Nhiều tiền có thể cứu Hãng phim truyện Việt Nam?

Có nghệ sĩ nói đùa: 'Tên hãng liệu có đổi thành Công ty CP Sông - Truyện… không?' rồi 'Tất cả nghệ sĩ đi làm thủy thủ luôn à?'…

Bộ Văn hóa lên tiếng vụ 'bán' Hãng phim truyện Việt Nam

Bộ Văn hóa lên tiếng vụ 'bán' Hãng phim truyện Việt Nam

Đại diện Bộ VHTTDL cho biết lý do phê duyệt cho một công ty vận tải thủy mua lại 65% cổ phần của Hãng phim truyện Việt Nam.

Đất 'vàng' Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Đất 'vàng' Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Cả chục ngàn mét vuông đất vàng của Hãng phim truyện Việt Nam đã không được định giá khi cổ phần hóa.

Hãng phim truyện Việt Nam bị trộm đột nhập

Hãng phim truyện Việt Nam bị trộm đột nhập

Nhà Thuỷ phi cơ hay còn gọi là Nhà truyền thống của Hãng phim truyện Việt Nam vừa bị trộm đột nhập đập phá.