Đó là bài toán mà anh Vũ và chị Thảo nên giải quyết vì quyền lợi “đứa con café” Trung Nguyên nếu không muốn để chú cá voi Moby-Dick của Starbucks thắng ngay trên Việt Nam – đất nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu café thô.

Thưa anh chị,

Tôi viết mấy dòng này với mong muốn café Việt tỏa hương xa hơn nữa so với tiềm năng vốn có cả thế kỷ nay, cũng như làm thế nào thương hiệu Trung Nguyên vững mạnh như giấc mơ “vua café thế giới” của anh chị.

Hồi còn làm việc tại Washington DC, mỗi lần về Việt Nam công tác, đồng nghiệp đều dặn tôi mua café. Thôi thì đủ loại cho các bạn thử, café Mai, VinaCafe, rồi Highland hay Trung Nguyên… Các bạn đều thích và hỏi sao không xây dựng các thương hiệu café mạnh mà cạnh tranh với Starbucks. Tôi không thể trả lời!

Kể cũng lạ, một quốc gia xuất khẩu hạt café thô với giá trị 3,2 tỷ đô năm 2017, chiếm 10% thị phần thế giới, đứng thứ 2 chỉ sau Brazil, nhưng không có một thương hiệu tinh tế nào nổi tiếng tầm toàn cầu. Câu hỏi của đồng nghiệp không khỏi khiến tôi trăn trở.

{keywords}
Những ồn ào xunh quanh vợ chồng doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đang là câu chuyện được quan tâm hàng đầu thời gian qua.

Nhớ năm 2013 nghe tin Starbucks sắp vào Việt Nam, chính anh Vũ, người muốn “lãnh đạo café thế giới” đã tuyên bố không sợ cạnh tranh, vì anh cho rằng, Starbucks chỉ là “người khổng lồ không có bản sắc”.

Nhưng tôi từng cảnh báo “nguy cơ Starbucks” là có thật. Năm 2003 họ chỉ có 7.000 cửa hàng, năm 2017 con số này đã lên hơn 27.000 trên toàn thế giới.

Tôi còn nhờ bạn đến thử Starbucks ở Sài Gòn khi nó mở cửa và thách vui, nếu sau ba tháng Starbucks không thuyết phục nổi, thì ước vọng “lãnh đạo café thế giới” sẽ thành hiện thực và giấc mơ Mỹ khó có chỗ đứng trên đất Việt.

Khi đó, có người bạn từng bình luận trên trang cá nhân của tôi rằng, khi Stabucks nhập cuộc, mọi chuyện sẽ thay đổi. Cách đối xử, trả lương nhân viên, nguồn cung cấp vật liệu, nguyên liệu sẽ áp dụng một tiêu chuẩn mới qua các chương trình xã hội như fair trade coffee (café nguyên liệu phải mua từ một nguồn cung cấp được đối xử “tử tế” với nhà vườn, không được ép giá, hay là sustainable agriculture (nông nghiệp bền vững, canh tác phải thân thiện với môi trường).

Hôm nay sau 5 năm hoạt động, xem bản đồ Starbucks ở Việt Nam đã có 35 quán, trong đó 24 tại Sài Gòn, 9 ở Hà Nội, 1 tại Đà Nẵng, và 1 quán ở Hải Phòng. “Không bản sắc” đang lấn lướt tại quê nhà.

Đọc đôi dòng tâm sự trên báo của chị Lê Hoàng Diệp Thảo về café, về cuộc sống gia đình, những uẩn khúc, tôi hiểu, để xây dựng được Trung Nguyên như ngày nay, có tình yêu đôi lứa, có nước mắt, có nụ cười, có cả những khổ đau.

Chuyện gia đình buồn vui thuộc về nhân loại có từ ngàn năm nay, xin chia sẻ với anh chị. Ở bên Mỹ khi vợ chồng ly hôn, tòa luôn xét ai là người có thể nuôi con để mang lại lợi ích tốt nhất cho các con. Chuyện chia gia tài hay quyền nuôi chỉ là vấn đề thủ tục.

Nhưng anh chị còn có một “đứa con” quan trọng khác. Đó là café Trung Nguyên do chính anh chị và hàng ngàn, hàng vạn người “mang nặng đẻ đau” sau mấy thập kỷ mới có được. Thương hiệu Trung Nguyên không thuộc sở hữu riêng của vài người mà là đóng góp của người khai phá và trồng café, người làm cỏ, người hái lượm, người rang xay, người pha chế, kể cả rửa chén…

Vậy nên nói cho cùng, những câu chuyện liên quan đến Trung Nguyên cũng là câu chuyện chung của quốc gia vì quyền lợi của “đứa con mang tên café”. Tiếp cận như thế sẽ nhẹ nhàng hơn và tìm lối ra dễ hơn.

Từ đáy lòng tôi luôn yêu tiếng tí tách từ phin mỗi sáng, nhỏ nhoi thế thôi nhưng lại giúp quốc gia những bước tiến lớn trong hội nhập. Hẳn rằng, những mgười mê ly café mỗi sáng cũng như anh chị đều vì Việt Nam, đều có tấm lòng với xứ sở dựa trên phát triển bền vững dù cách tiếp cận hay suy nghĩ có khác nhau.

Café cũng như internet, như mạng xã hội, nếu không ai dùng thì chẳng có giá trị gì, nhưng nếu có người bạn trao đổi thì đó là không gian cho kết nối. Từ hàng chục năm nay, Trung Nguyên đã tạo ra không gian café bản sắc riêng có đẳng cấp và đang giúp kết nối tuyệt vời. Tên tuổi Trung Nguyên đang cần anh chị và hàng triệu người chung tay.

Đó là bài toán mà anh Vũ và chị Thảo nên giải quyết vì quyền lợi “đứa con café” nếu không muốn để chú cá voi Moby-Dick của Starbucks thắng “vua café thế giới” ngay trên Việt Nam – đất nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu café thô nhưng chưa thực sự có thương hiệu xứng tầm.

Hiệu Minh, tháng 4/2018.

Đặng Lê Nguyên Vũ: 22 năm xây dựng Trung Nguyên và “đổ vỡ” hôn nhân

Đặng Lê Nguyên Vũ: 22 năm xây dựng Trung Nguyên và “đổ vỡ” hôn nhân

Kết hôn, khởi nghiệp và xây dựng một thương hiệu cà phê được người Việt ưa thích, nhưng vợ chồng “vua cà phê” đổ vỡ, liên miên trong những tranh chấp.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Một sức ảnh hưởng vượt ra ngoài Trung Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ: Một sức ảnh hưởng vượt ra ngoài Trung Nguyên

Cách đây 4,5 năm, hơn 1 triệu cuốn sách về khởi nghiệp, làm giàu đã được ông chủ hãng Cà phê Trung Nguyên tặng miễn phí cho người dân Việt Nam.

3 năm trong vòng xoáy kiện tụng của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên

3 năm trong vòng xoáy kiện tụng của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên

Kết hôn, cùng khởi nghiệp để xây dựng một đế chế cà phê hùng mạnh nhưng 3 năm qua, cuộc sống của vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên liên tiếp trong vòng xoáy pháp lý.

'Thế lực nào' chi phối cuộc ly hôn của vợ chồng 'vua cafe' Trung Nguyên?

'Thế lực nào' chi phối cuộc ly hôn của vợ chồng 'vua cafe' Trung Nguyên?

Điều gì đang diễn ra ở Trung Nguyên và thế lực nào đang chi phối cuộc ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng “vua cafe Việt”?