- Từ tháng 5 tới tháng 7/2018, đã có ít nhất 20 người bị đám đông cuồng nộ giết chết do hậu quả từ tin giả (fake news). Bi kịch xảy ra ở Ấn Độ, khiến nhiều người ám ảnh.

Xuất phát từ những thông tin hoàn toàn bịa đặt trên Facebook hay Whatsapp, những câu chuyện thất thiệt nhanh chóng lan truyền khắp nơi, tới tận vùng sâu vùng xa của Ấn Độ. Chỉ vì chút hiểu lầm, nhanh nhảu đoảng và bốc đồng không kiểm soát của đám đông, trong tích tắc những người vô tội đã bị vô số người lao vào đánh đập để rồi được lên Niết bàn sớm hơn dự định.

Nhà chức trách Ấn Độ đã bắt giữ 25 người liên quan tới việc tung tin giả. Cảnh sát cũng tổ chức các buổi tuyên truyền tại địa phương cho người dân về cách phân biệt tin tức giả mạo. Các mạng xã hội cũng thông tin tới người dân bằng quảng cáo trên báo giấy và có những biện pháp kỹ thuật cụ thể để ngăn chặn tin tức giả mạo. Nếu sự vô ý, vô thức vẫn còn tiếp diễn và cộng đồng không được cảnh báo, thì sớm muộn sẽ lại có những nạn nhân khác.

Câu chuyện ở Ấn Độ cũng không khác gì ở Việt Nam, và nhiều nơi khác cùng là mô típ tung tin giả "bắt cóc trẻ em để lấy nội tạng", vốn có một thời được giới bán hàng trên mạng vô cùng yêu thích và triệt để lợi dụng. Tin giả (fake news) thật đáng sợ, nhưng có lẽ mọi người không nhận ra là chưa cần tới tin giả, mà chỉ cần một chút xốc nổi của cộng đồng mạng thì có thể ai đó đã phải về chầu Diêm vương.

{keywords}
Nếu bạn chia sẻ thông tin sai lệch và sau đó có người vì đó mà thiệt mạng, thì tay, chuột và bàn phím của bạn sẽ phạm tội ác kinh khủng. Ảnh: CNBC

Trở lại nghi án "ấu dâm ở Thủ Đức" năm 2017, khi vụ việc vừa mới bắt đầu thì có người đã gán luôn rằng "thầy giáo Đông là thủ phạm". Được sự tiếp sức của cộng đồng mạng, thông tin lan truyền khắp nơi, mặc nhiên khẳng định thầy Đông là kẻ thủ ác, trong khi cơ quan điều tra vẫn còn đang thu thập thông tin và chưa hề có kết luận chính thức.

Cộng đồng mạng tiếp tục phát tán thông tin cá nhân của thầy giáo Đông, bao gồm cả ảnh. Các mẹ bỉm sữa thì sục sôi đòi ăn tươi nuốt sống "đối tượng", sẵn sàng sử dụng các biện pháp bạo lực và xâm phạm thân thể đối với thầy giáo được cho là có tội này. Có thể nói là, cộng đồng mạng vừa đóng vai thám tử điều tra, vừa đóng vai quan tòa và lại kiêm luôn cả đao phủ. Rất phi lý và đáng sợ, y hệt thời Trung cổ.

Trong khoa học pháp lý hiện đại thì nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi và đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1982. Theo nguyên tắc này, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Do đó, không thể lập tức khẳng định thầy giáo Đông là thủ phạm như cách cộng đồng mạng đã làm, và lại càng không thể phát tán thông tin trên cùng thông tin cá nhân của thầy Đông tràn lan trên mạng.

Rất may là cơ quan điều tra đã kịp thời vào cuộc để khẳng định thầy giáo Đông hoàn toàn không liên quan, và không hề xảy ra việc cháu nhỏ bị xâm hại. Nếu không, rất khó mà lường được hậu quả xấu nếu chẳng may có ai đó nhận ra thầy Đông rồi tri hô lên một tiếng, và đám đông cứ thế ào ào xông lên để trút sự phẫn nộ bị tích tụ trong mấy ngày trước.

Việt Nam ta may mắn vì chưa có trường hợp nào thiệt mạng vì tin giả (hoặc thông tin sai lệch, thông tin chưa kiểm chứng) như ở Ấn Độ.

Nhưng một kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra, nếu những người vô ý thức vẫn sẵn sàng buộc tội như một quan tòa và phát tán thông tin sai lệch bằng cách chia sẻ trên mạng xã hội.

Nó có thể xảy ra với bạn, với người thân của bạn, với bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào với một tốc độ chớp nhoáng mà bạn không thể ngờ được.

Nếu bạn chia sẻ thông tin sai lệch và sau đó có người vì đó mà thiệt mạng, thì chính bạn sẽ phạm tội ác kinh khủng

Trần Khánh Hưng

Chúng ta đang sử dụng mạng xã hội quá ngây thơ

Chúng ta đang sử dụng mạng xã hội quá ngây thơ

Buông ra những lời nói nặng nề, mạt sát người khác sẽ không làm cho ta cao thêm một chút nào cả. Chúng ta đang sử dụng mạng xã hội quá ngây thơ, hot facebooker Cu Trí nói.

Văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân

Văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân

Văn hóa có bản sắc riêng lại có sự giao thoa, tiếp biến; nó kết tinh từ trong hoạt động của con người theo dòng chảy của lịch sử, đồng thời bổ sung những giá trị mới từ cuộc sống hiện tại.

Người “dọn vườn” trên Facebook

Người “dọn vườn” trên Facebook

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với ông Đào Nhật Đình, chuyên gia về môi trường, người đang làm công việc “dọn vườn” trên Facebook, qua nickname Nhat Dinh.