Ở một đất nước thu nhập bình quân đầu người vẫn thuộc diện thấp và vẫn còn rất nhiều người nghèo như Việt Nam, chúng ta cũng cần suy nghĩ nghiêm túc để bữa sáng hợp lý cả về tiền bạc lẫn thời gian.

Báo chí vài ngày qua đưa tin, theo báo cáo kết quả đo lường của Bloomberg (Bloomberg Global City Breakfast Index), Người Hà Nội mất tới 12% chi phí hằng ngày cho bữa sáng. Trong khi đó, chi phí trung bình dành cho bữa ăn sáng được coi là "tiêu chuẩn" là 1 cốc sữa, 1 quả trứng, 2 lát bánh mì và một miếng hoa quả.

Cũng theo báo cáo này, các quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu - nơi có nền kinh tế phát triển nhất cũng là nơi có chi phí dành cho bữa sáng thấp nhất (dưới 1,8% thu nhập hằng ngày). Ở châu Á, mức chi này của người dân Osaka - Nhật Bản chỉ là 1%. Trong khi thu nhập trung bình của người Hà Nội chỉ bằng 1/8 thu nhập trung bình của người dân ở Osaka. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ: afamily

Điều này cho thấy, nếu như chi phí dành cho bữa sáng là vấn đề không đáng bận tâm đối với các nước khá giả, thì với một số khu vực như Việt Nam, đây là một vấn đề không hề nhỏ.

Nhìn vào những con số trên, điều dễ nhận ra, đó là người Hà Nội nói riêng, người các thành phố lớn nói chung của nước ta đang ngày một "chịu chơi và chịu chi" hơn cho bữa sáng. Có những lý do cho chuyện này.

Những năm gần đây, nhiều người thường kết hợp ăn sáng với gặp gỡ đối tác rồi bàn công việc luôn. Họ cũng có thể  hẹn hò với bạn bè ở các quán điểm tâm rồi dùng cà phê rất lịch sự. Và đương nhiên, những quán xá này, giá cả cũng rất khác bởi dịch vụ, cảnh quan... khiến giá cả cao hơn nhiều so với những quán bình dân có chất lượng đồ ăn tương tự. Song nhiều khi, ngoài yếu tố chất lượng và gu ẩm thực của mỗi người nên nhiều khi họ vẫn chấp nhận một chỗ ngồi lịch sự," đẳng cấp"...

Một bát phở Bát Đàn danh tiếng cũng chỉ đến 40 – 50 nghìn/ bát, nhưng vào khách sạn hạng sang, bạn phải chi đến 7-8 đô la cho một bát phở. Nhưng với người còn muốn gặp đối tác bàn công việc thì dĩ nhiên, họ vẫn muốn đến khách sạn dùng bữa sáng.

Ngay ở các địa phương khác, tôi cũng đã chứng kiến sự đổi thay đáng kinh ngạc của bữa điểm tâm sáng với mức giá "khủng". Chẳng hạn ở thành phố Cẩm Phả nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Ninh, tôi từng được mời dùng bát phở giá tới 200 ngàn, mà cá nhân tôi thấy chỉ tương đương mức giá bằng một nửa nếu ở Thủ đô. Song, nghe đâu, với các đại gia ở Cẩm Phả, đây cũng là chỗ để họ thể hiện đẳng cấp chịu chơi và chịu chi của người dân đất mỏ, nhất là khi mời bạn bè, đối tác...

Thứ 2, ở các nước, tôi thường thấy xu hướng người ta dùng bữa điểm tâm tại nhà, ngay cả châu Âu cũng thế chứ không chỉ châu Á như ta hay thấy trên phim ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản...

Trong khi ở các thành phố lớn Việt Nam, ăn sáng thường là theo kiểu đường ai nấy đi, bữa ai nấy lo. Thói quen này có lẽ cũng gây tốn kém và góp phần làm tăng giá bữa sáng trong quỹ lương của mỗi người không nhỏ. Giả dụ chúng ta cứ ăn đủ chất theo tiêu chuẩn như ở phần đầu bài viết đã nêu hoặc ăn sáng đơn giản tự làm một nắm xôi hai quả trứng ốp, thì có lẽ cũng không đến mức bữa sáng của người Hà Nội chiếm 12% thu nhập.

Kết hợp bữa sáng để gặp gỡ,  trao đổi làm ăn là một nhu cầu chính đáng và cũng là thú vui của con người ta trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều tôi muốn đề cập là làm sao cho hợp lý, kể cả về quỹ thời gian. 

Không ít người "sài giờ cao su" cho bữa sáng, cà kê ăn uống, café, ảnh hưởng đến cả công việc ở công sở. Một số nhà tự nấu ăn sáng thì lại cầu kỳ, nào phở, nào cháo, nào bún…, nhiều phụ nữ phải tất bật từ sáng sớm để nấu bữa sáng cho cả nhà. Sự cầu kỳ này có lẽ dành cho cuối tuần thì phù hợp hơn.

Món ăn sáng hay ẩm thực Việt Nam rất phong phú, độc đáo và thú vị mà không phải quốc gia nào cũng có, tạo nên một nét văn hoá riêng. Mức sống, số người khá giả ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở một đất nước thu nhập bình quân đầu người vẫn thuộc diện thấp và vẫn còn rất nhiều người nghèo như Việt Nam, thì chúng ta cũng cần suy nghĩ nghiêm túc để bữa sáng hợp lý cả về tiền bạc lẫn thời gian. 

Quốc Phong

Đoàn Thị Hương được bảo hộ công dân như thế nào?

Đoàn Thị Hương được bảo hộ công dân như thế nào?

Cũng giống như  Mỹ, Úc và các quốc gia khác, Việt Nam có các quy định pháp luật về bảo hộ công dân Việt Nam vi phạm pháp luật nước ngoài.

"Cuối cùng ông Trump đã thực sự là Tổng thống"

"Cuối cùng ông Trump đã thực sự là Tổng thống"

Sau bài phát biểu của ông Trump tại lưỡng viện, Van Jones, nhân vật lớn tiếng của phe đối lập và nhà bình luận cho CNN đã phải thốt lên, "cuối cùng ông Trump đã thực sự trở thành Tổng thống".

Học giỏi mà leo cầu thang không nổi thì giỏi làm gì?

Học giỏi mà leo cầu thang không nổi thì giỏi làm gì?

Làm sao để gây dựng những thế hệ có tinh thần lành mạnh trong cơ thể khỏe mạnh là một vấn đề thực sự quan trọng, cần kíp.

Cô chủ nhiệm dũng cảm ở trường Nam Trung Yên

Cô chủ nhiệm dũng cảm ở trường Nam Trung Yên

Cô Nhung và các cô giáo khác quyết định nói lên sự thật là vì cảm thấy mình bị oan, cảm thấy bị xấu hổ bởi cái tiếng "hèn nhát" và "đồng lõa"...

Lập lại trật tự Hồ Tây cần làm quyết liệt như đòi vỉa hè

Lập lại trật tự Hồ Tây cần làm quyết liệt như đòi vỉa hè

Hà Nội đã xác định chấn chỉnh, cải tạo, xây dựng Hồ Tây thành một điểm du lịch văn hóa tầm cỡ quốc tế thì ngoài việc dừng nuôi cá vừa quyết định sẽ còn thêm rất nhiều việc cần làm.