- Bộ Nội vụ đề nghị không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trong cả nước sau thời gian thực hiện thí điểm thành công ở 10 tỉnh, thành.

>> Đề xuất bổ nhiệm lãnh đạo ở nơi không có HĐND/Bỏ HĐND: Họ chạnh lòng nhưng đồng thuận/Bỏ HĐND - bớt một khâu gật đầu?

Hôm nay, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị và dự thảo Báo cáo tổng kết bước hai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

Không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trong cả nước là phương án mà Bộ Nội vụ cho rằng khả thi nhất áp dụng cho việc tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam. Nếu thực hiện phương án này, sẽ kế thừa được những kết quả tích cực của việc thí điểm không tổ chức HĐND ở 67 huyện, 32 quận và 483 phường tại 10 tỉnh, thành.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, điều tra thăm dò dư luận xã hội cho thấy đa số cho rằng nên sửa đổi Hiến pháp 1992 để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (tại những địa phương đang thực hiện thí điểm có 79% ý kiến đồng ý, những địa phương không thực hiện thí điểm có 70% ý kiến đồng ý).

{keywords}
Bộ Nội vụ tham vấn không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cả nước

Ông Thăng cho hay, mỗi phương án đều có những ưu điểm, hạn chế. Nhưng phương án trên phù hợp với việc cải cách, đổi mới đồng bộ nhưng có bước đi thận trọng và thích hợp của hệ thống chính trị địa phương theo lộ trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng.

"Dù muốn cải cách đi nhanh thì cũng phải làm từ từ, từng bước" - ông Thăng nói khi trình bày quan điểm của Bộ Nội vụ.

TS Dương Quang Tung ủng hộ việc thực hiện không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cả nước vì tính hiệu quả, thực tiễn của cấp đại diện này không cao. 
{keywords}
TS Dương Quang Tung

Trong quá trình đi thực tế ở địa phương thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, ông Tung kể một đại biểu HĐND huyện Củ Chi đã kinh qua hai khóa nói với ông rằng, bỏ HĐND cấp huyện khiến bà vui mừng vì từ nay không còn phải "xấu hổ" với cử tri nữa.

Bởi lẽ, chỉ là cấp trung gian, không có tính quyết định, luôn phải chờ theo nghị quyết HĐND tỉnh, nên dù mang trên vai trọng trách nên những đại biểu HĐND cấp huyện như bà chỉ có thể lắng nghe, ghi nhận ý kiến của cử tri mà không giúp được gì họ.

"Vai trò của HĐND cấp quận, huyện, phường không thác nào không có việc để làm. Vì họ không được quyết định gì cả nên hiệu quả không cao" - theo lời ông Tung.

Theo Bộ Nội vụ, phương án không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là khả thi vì phù hợp với hệ thống chính trị một đảng cầm quyền ở nước ta, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với chính quyền các cấp.

Bên cạnh đó, nó vẫn kế thừa kinh nghiệm tổ chức chính quyền đô thị nước ta theo Hiến pháp 1946, 1959 và các yếu tố hợp lý trong tổ chức chính quyền đô thị ở nhiều nước.
Linh Thư