Một bức điện tín gửi
về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ đã đề cập đến tên lửa
chống vệ tinh tối mật của Trung Quốc.
Sao phải hoảng hốt với đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc
Trung Quốc thách thức ưu thế quân sự Mỹ
Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc khuấy động bất an khu vực
Thực hư chuyện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc
Trung Quốc đã từng sử dụng tên lửa chống vệ tinh tối mật SC-19 (ASAT) trong một cuộc thử nghiệm năm ngoái nhằm chống lại một mục tiêu tên lửa.
Kế hoạch này là một phần hệ thống phòng thủ tên lửa hiện vẫn trong vòng bí mật.
Tên lửa đạn đạo DF-15B của Trung Quốc. Ảnh:
china-defense-mashup
Bức điện tín lần đầu tiên cung cấp chi tiết những đánh giá của Mỹ về thứ mà các quan chức quốc phòng nói là một tiến bộ chiến lược lớn trong chương trình xây dựng quân sự của Trung Quốc. Nó cho thấy rằng, hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc được triển khai không chỉ nhằm chống lại các vệ tinh mà còn là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược lớn hơn.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M.Gates đã đề xuất hội đàm chiến lược với Trung Quốc về phòng thủ tên lửa, không gian, hạt nhân và chiến tranh ảo. Lời đề xuất này bị người đồng nhiệm Trung Quốc từ chối khi nhấn mạnh còn đang nghiên cứu vấn đề.
Các quan chức quốc phòng và chuyên gia phân tích cho biết, bức điện tín ngoại giao đã nhấn mạnh “sự hài lòng” của Trung Quốc khi vừa phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và thúc đẩy một thỏa thuận quốc tế để hạn chế các loại vũ khí trong không gian nhưng đồng thời lại bí mật theo đuổi các vũ khí không gian riêng cũng như những chương trình tên lửa phòng thủ.
Chi tiết vụ thử nghiệm SC-19 của Trung Quốc có thể không xuất hiện trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đệ trình lên quốc hội Mỹ về quân sự Trung Quốc.
Khả năng hiện đại
của Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc đưa tin về vụ thử nghiệm tháng 1/2010 cũng không đề cập tới việc sử dụng SC-19. Cuộc thử nghiệm thành công SC-19 đầu tiên khi phá hủy một vệ tinh thời tiết tháng 1/2007 đã khiến cộng đồng quốc tế rúng động.
Các tên lửa phòng thủ chiến lược của Mỹ gần đây không có khả năng trực tiếp bắn hạ vệ tinh. Tuy nhiên, tên lửa đánh chặn SM-3 đã được dùng để bắn hạ một vệ tinh Mỹ năm 2008.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông đã nhắn lại bình luận của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao, khẳng định vụ thử nghiệm năm 2010 là “chỉ hoàn toàn để phòng thủ và không nhằm vào nước nào”.
Bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá rằng, vào ngày 11/1/2010, Trung Quốc đã phóng một tên lửa SC-19 từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla và thành công trong việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng gần như đồng thời từ Trung tâm tên lửa và không gian Shuangchengzi”.
Không có nhiều thông tin về CSS-X-11, chỉ biết nó có thể là biến thể của tên lửa tầm ngắn CSS-7. Hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa của Mỹ đã phát hiện ra các vụ phóng và đánh chặn nhưng không nhận thấy các mảnh vụn, bức điện tín cho biết. “Một SC-19 đã được sử dụng trước đó trong ngày 11/1/2007, trực tiếp chống vệ tinh thời tiết FY-1C của Trung Quốc”, bức điện nhấn mạnh. “Các cuộc thử nghiệm SC-19 DA-ASAT đã được thực hiện vào năm 2005 và 2006. Động thái này nhằm đánh giá công nghệ của cả ASAT và tên lửa đạn đạo”.
Bức điện tín cho hay, chính phủ Mỹ trong sự phản đối với Bắc Kinh không tiết lộ rằng, họ biết ASAT và chương trình phòng thủ tên lửa của Trung Quốc liên quan tới nhau. Phác thảo phản đối bao gồm yêu cầu biết rõ mục đích thử nghiệm, liệu đó có phải là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa; liệu Trung Quốc có kế hoạch triển khai hệ thống này cho các lực lượng quân sự hay trên lãnh thổ của mình; “lực lượng nước ngoài” nào mà Trung Quốc định ngắm tới với hệ thống phòng thủ tên lửa và liệu Trung Quốc có nỗ lực hạn chế những mảnh vụn để lại trong không gian.
Mark Stokes, một chuyên gia nghiên cứu vũ khí Trung Quốc đánh giá, hệ thống phòng thủ tên lửa rất đáng chú ý: “Cuộc thử nghiệm đánh chặn được thực hiện năm ngoái chứng minh hơn nữa khả năng hiện đại của Trung Quốc trong quá trình theo dõi và tham gia các mục tiêu trong không gian, cho dù đó là vệ tinh hay tên lửa đạn đạo”, Stokes nói.
John Tkacik, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Bộ Quốc phòng Mỹ rất ngạc nhiên là Lầu Năm Góc không tiết lộ về mối liên hệ giữa thử nghiệm tên lửa phòng thủ và hệ thống chặn vệ tinh của Trung Quốc. “Năm ngoái, tất cả những gì chúng ta có là tuyên bố của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Chip Gregson rằng, Mỹ đang tìm kiếm một lời giải thích”, Tkacik nhấn mạnh. “Dường như Washington đang cố hạ thấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc”.
Theo Tkacik, chính quyền Obama đã quá tập trung vào các cuộc hội đàm vũ khí với Nga để giảm bớt kho dự trữ hạt nhân mà lãng quên sự tiến bộ của Trung Quốc trong các loại vũ khí hiện đại. “Chúng ta phải bắt đầu nói tới các khả năng không gian của Trung Quốc một cách nghiêm túc”, ông khuyến cáo. “Người Trung Quốc có hàng chục học viện với các nhà khoa học tên lửa và không gian đẳng cấp thế giới, họ biết họ đang làm gì và không giới hạn ngân quỹ để làm việc đó”.
-
Thái An (Theo Washingtontimes)
Sao phải hoảng hốt với đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc
Trung Quốc thách thức ưu thế quân sự Mỹ
Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc khuấy động bất an khu vực
Thực hư chuyện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc