Trên một bãi chơi gôn tại đảo Tam Á ở Hải Nam, giới nhà giàu Trung Quốc đùa nhau rằng, họ đã có cả tàu ngầm hạt nhân để bảo vệ tài sản của mình.
Mùa hè này, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể sẽ tham gia hạm đội tàu chiến đóng ở bờ biển phía nam này. Tại Thành Đô ở phía tây nam, máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc được thông báo đã có những chuyến bay thử lần hai.
Chuyện thử nghiệm J-20 xuất hiện trên trang nhất một tờ báo hôm thứ ba, dưới tiêu đề ấn tượng “máy bay bí ẩn bay trở lại”. Trung Quốc đang đan xen giữa việc phủ nhận và tiết lộ chương trình hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng không quân và hải quân ở phía nam, tạo ra những lời đồn đoán về bí mật xung quanh ngân sách quốc phòng gia tăng hai con số.
Hình ảnh về máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc. Ảnh:
flightglobal
"Hai thập niên tới sẽ là thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc”, David Gua, một học giả ở Hải Nam cho biết.
Sự quyết đoán ngày càng lớn trong lĩnh vực hàng hải của Trung Quốc trùng khớp với “vị thế đang uy giảm của Mỹ” và tinh thần dân tộc chủ nghĩa gia tăng khi ưu thế kinh tế đòi hỏi Bắc Kinh xác định lại các tuyên bố chủ quyền một cách cứng rắn hơn, Guo nói tại Quỹ Phát triển hòa bình Biển Đông như vậy.
Các học giả tại Hải Khẩu, thủ phủ Hải Nam nói rằng, Biển Đông giàu năng lượng luôn là một “lợi ích cốt lõi” thậm chí trước cả lúc Bắc Kinh dùng khái niệm này năm ngoái trong phản ứng với “lợi ích” của Mỹ tại đây.
Các hình ảnh về tàu sân bay và máy bay
tàng hình J-20 được đưa ra vào đúng thời điểm Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp đi
lặp lại tuyên bố chủ quyền ở vùng biển gây nhiều tranh cãi.
Thông tin về
chuyến bay thử chưa được xác nhận của J-20 lan truyền nhanh hơn virus trên các
diễn đàn quân sự trực tuyến chỉ vài ngày sau khi Tân hoa xã công bố chính thức
các hình ảnh đầu tiên về tàu sân bay Varyag đang trong quá trình nâng cấp ở Đại
Liên.
Tuy nhiên, khi lãnh đạo Trung Quốc và bốn nền kinh tế mới nổi gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Tam Á tuần trước, tờ Thời báo Hoàn cầu của nước này chạy tiêu đề: Bắc Kinh bác bỏ thông tin về tàu sân bay.
Lựa chọn Tam Á ở Hải Nam để tổ chức hội nghị thượng đỉnh là động thái tượng trưng cho một Trung Quốc đang trỗi dậy. Hải Nam đang bùng nổ kinh tế đánh dấu bằng giá bất động sản tăng vọt trong khi vẫn là trung tâm sự quả quyết của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp hàng hải tại Biển Đông.
"Hải Nam giờ đây giống như một tàu
sân bay không chìm của Trung Quốc ở Biển Đông”, chuyên gia về Trung Quốc -
Mohan Malik - nói. "Nó cũng có thể là nơi neo đậu chiếc tàu sân bay của Trung
Quốc hiện đang trong quá trình nâng cấp. Tam Á là nơi căn cứ tàu ngầm lớn nhất
đang được xây dựng và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược hàng
hải của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương”.
Thái An (Theo hindustantimes)