Caribbea thiếu hàng hóa, cũng phải là một nhà sản xuất nguyên liệu thô chủ chốt và sức mua của khu vực tương đối nhỏ. Nhưng Trung Quốc lại đang đầu tư cả tỉ đôla vào đây.
Ấn Độ âm thầm dựng đường băng gần biên giới Trung Quốc
Không ai biết rõ động
cơ
Kể từ khi quốc đảo nhỏ bé Grenada
thuộc Caribbea không còn quan hệ với Đài Loan năm 2005, họ đã nhận được "lòng
cảm kích" xứng đáng từ chính phủ Trung Quốc: một sân vận động cricket trị giá 55
triệu USD.
Một điểm tham quan tại khu nghỉ dưỡng ở Nassau, Bahamas. Ảnh: Getty Images |
Khi ấy, số tiền này được coi không phải là quá lớn.
Còn giờ đây, chính phủ Bắc Kinh và các tập đoàn tư nhân Trung Quốc đang chi nhiều tỉ USD vào Caribbean, triển khai các dự án du lịch lớn, tài trợ làm đường sá, cầu cảng và mua lại các công ty - tất cả nhằm mở ra thị trường mới cho hàng hóa Trung Quốc.
Các chính phủ Caribbea thiếu tiền mặt vừa hoan nghênh Trung Quốc như một ân nhân lại vừa hoài nghi về những gì mà nước này muốn trao đổi lại. "Gần như mọi hòn đảo ở Caribbea, từ nhỏ nhất tới lớn, gần đây đều có sự đầu tư lớn từ Trung Quốc", David Jessop, giám đốc quản lý Hội đồng Caribbea, một tổ chức tư vấn tại London làm việc với các chính phủ Caribbea, cho biết. "Và hầu như không có ai biết rõ động cơ của Trung Quốc".
Tổng số tiền đầu tư rất khó xác định. Bộ Thương mại Trung Quốc báo cáo, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Caribbea của các tập đoàn Trung Quốc đạt gần 7 tỉ USD năm 2009. Con số này dường như chưa chính xác vì Trung Quốc coi vùng Caribbea như thiên đường thuế khóa. Chỉ riêng quần đảo Cayman đã nhận được khoảng 5,3 tỉ USD tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc trong năm 2009.
"Trung Quốc muốn gì từ chúng
tôi?"
Rõ ràng, các quốc đảo vùng Caribbea đã nhận được đầu tư lớn của
cả những tập đoàn và chính phủ Trung Quốc - nước tài trợ cho các dự án điển hình
nhất, lớn nhất của họ. Đơn cử là Ngân hàng Xuất nhập khẩu của chính phủ Trung
Quốc trong tháng trước đã chi 2,4 tỉ USD cho việc xây dựng khu nghỉ dưỡng ở
Bahamas, nơi sẽ có sòng bạc lớn nhất vùng Caribbea. Gần 5.000 công nhân Trung
Quốc sẽ tham gia xây dựng khu nghỉ dưỡng Baha Mar ở Cable Beach.
Những dự
án khác gần đây được nhất trí thực hiện hay hoàn tất bởi các tập đoàn và chính
phủ Trung Quốc bao gồm:
- Cam kết năm 2011 của Bắc Kinh để xây dựng cảng
nước sâu trị giá 600 triệu USD, đường quốc lộ và cảng ở Suriname sẽ kết nối nước
này tới quốc gia láng giềng phía nam giàu tài nguyên tự nhiên là
Brazil.
- Khoản tiền 462 triệu USD cho khu nghỉ dưỡng ven biển Punta
Perla, ở bờ biển phía đông Cộng hòa Dominica. Bộ trưởng Du lịch nước này,
Francisco Javier García Fernandez cho hay, ông hy vọng sẽ thỏa thuận để có thêm
tiền đầu tư nhiều hơn từ phía Trung Quốc.
- Xây dựng cảng container 1 tỉ
USD ở Freeport thuộc Bahamas, cách Florida chưa đầy 100km của Tập đoàn Hutchison
Whampoa Ltd, Hong Kong.
- 100 triệu USD để có mua phần lớn cổ phần tại mỏ
bô-xít Omai từ chính phủ Guyana của công ty khai mỏ Trung Quốc Bosai Minerals
Group.
- Dự án xây dựng nơi ở của Thủ tướng Trinidad & Tobago và Học
viện biểu diễn nghệ thuật quốc gia của công ty Xây dựng Thượng Hải.
Số
lượng và độ lớn của các khoản đầu tư đã dẫn tới ít nhiều nghi ngại.
Trong
bữa tối gần đây giữa các nhà lãnh đạo Caribbea và một đoàn đại biểu Trung Quốc,
các quan chức Jamaica hỏi: "Trung Quốc muốn gì từ chúng tôi?". Một người
tham dự bữa tối ấy kể đã nói rằng: "Có một câu hỏi lớn mà tất cả mọi người
đều quan tâm, đó là: Tại sao?".
Thái An (Theo
globalpost)