- Đề xuất về chức danh Tổng thư ký Quốc hội trong dự thảo luật tổ chức QH đến nay đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ trong UB Thường vụ QH.

>> Tán thành chức danh Tổng thư ký QH
>> Quốc hội sẽ có Tổng thư ký?

UB Pháp luật QH, cơ quan thẩm tra dự thảo luật này, hôm nay (15/8) cho biết có các ý kiến tán thành việc lập chức danh Tổng thư ký QH, làm rõ vai trò của chức danh này cho phù hợp hơn với mô hình tổ chức của VN cũng như kinh nghiệm quốc tế. Nhưng cũng có một số ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì mô hình Văn phòng QH hiện nay vì Hiến pháp không quy định chức danh Tổng thư ký QH.

{keywords}
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Chung Hoàng

Giải trình về sự cần thiết của việc xác lập chức danh này, đương kim Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: QH các nước đều có chức danh Tổng thư ký QH, riêng VN đơn thương độc mã chức danh Chủ nhiệm VPQH, khi tham gia các hội nghị quốc tế có sự chênh lệch về tư cách.

Trưởng ban Dân nguyện QH Nguyễn Đức Hiền, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH thì chỉ ra: Quốc hội là hội nghị toàn quốc, mà hội nghị thì phải có thư ký để chuẩn bị mọi nội dung họp.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ủng hộ việc xác lập chức danh Tổng thư ký QH, đồng thời thành lập Ban thư ký QH.

Dự thảo luật cũng đặt ra phương án nâng Ban dân nguyện, hiện đang thuộc UB Thường vụ QH, lên thành một ủy ban của QH. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự ủng hộ vì đây là một cơ quan hành chính, hoạt động theo chế độ thủ trưởng, trong khi QH cơ quan theo nhiệm kỳ, hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Nếu thuộc QH thì các thành viên của cơ quan này phải là ĐBQH chứ không phải công chức hành chính như hiện nay.

Dự thảo luật Tổ chức QH dự kiến được thông qua tại kỳ họp tháng 10 tới.

Chung Hoàng