Tờ tin tài chính Quartz (Mỹ) dẫn bài bình luận đăng trên cả Nhân dân Nhật báo và thời báo Hoàn cầu TQ về vấn đề này.

Với hàng loạt máy móc thiết bị hạng nặng, nỗ lực nạo vét đại dương thì chính xác TQ đang xây dựng những gì ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN?

Phóng viên hãng tin BBC khi đi thực địa ra tận các đảo ở Biển Đông cho rằng, TQ “dường như đang chuẩn bị xây dựng một căn cứ không quân với đường băng bê tông đủ dài cho các máy bay chiến đấu cất/hạ cánh” ở gần đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng TQ đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1988. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ đã từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể về việc xây dựng nói trên.

Nhưng đã xuất hiện một câu trả lời đầy quả quyết trong bài bình luận đăng trên cả Nhân dân Nhật báo TQ và thời báo Hoàn cầu nước này. Bình luận như để xác nhận (dù không sử dụng từ ‘có’) về việc TQ đang dựng một căn cứ không quân ở Biển Đông.

“TQ cần cấp bách có một ‘căn cứ không quân’ ở quần đảo Nam Sa (cách TQ gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN) để đối phó với kịch bản phức tạp”, bài bình luận khẳng định. Thậm chí, tác giả bài bình còn “lu loa” rằng: “VN và Philippines đang dồn TQ tới chân tường bằng cách đưa dân ra khu vực này cũng như tiến hành công việc xây dựng”.

Dĩ nhiên, đi kèm trong bài bình là lời đe dọa thường thấy như: “Bất kỳ quan niệm nào nhằm phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo Nam Sa hoặc đánh giá thấp khả năng bảo vệ chủ quyền của TQ đều là sai lầm”.

“Thừa nhận” đang xây dựng một căn cứ không quân ở Biển Đông chỉ là bước mới nhất trong hàng loạt hành động gây hấn của TQ ở khu vực. Bắc Kinh đưa ra yêu sách bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp sự chồng lấn trong tuyên bố chủ quyền với nhiều nước khác; bất chấp những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác, và đi ngược lại Công ước LHQ về Luật Biển xác định quyền hàng hải theo khoảng cách từ đất liền có chủ quyền.

Mùa hè này, TQ còn xây dựng một nhà trẻ ở Hoàng Sa. Động thái này không gây hấn như kiểu dựng căn cứ không quân, nhưng vẫn là để bọc lót cho tuyên bố chủ quyền.

Về thông tin có một số hoạt động trái phép của TQ ở đảo Gạc Ma nói riêng và quần đảo Trường Sa của VN nói chung, trong cuộc họp báo ngày 11/9,  người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình tuyên bố: “VN có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa. Mọi hành động đơn phương của nước ngoài nhằm thay đổi hiện trạng tại khu vực này đều là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực”.

Một số hình ảnh do chính phủ Philippines cung cấp về hoạt động xây dựng, cải tạo của TQ trên đảo Gạc Ma từ năm 2012 tới nay:

{keywords}

Gạc Ma 13/3/2012

{keywords}

Gạc Ma 28/2/2013

{keywords}

Gạc Ma 25/2/2014

{keywords}

Gạc Ma 11/3/2014

Thái An (theo Quartz)