- Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị luật về ngân sách phải có quy định quản lý thống nhất nếu không ngân sách nhỏ nhưng phân tán, bốc mỗi nơi một tí. Trong khi quy định dự thảo chưa thấy có quản, mà vẫn thả qua các quỹ.

>> 'Đẻ' nhiều ghế, ngân sách nào chịu nổi?

Phát biểu của Chủ tịch QH tại phiên họp của UBTVQH sáng 2/10 về dự án luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Sau khi bị trì hoãn, dự luật được trình lần đầu tại UBTVQH như Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh là không thể lùi được nữa, do đòi hỏi thúc bách từ thực tiễn.

{keywords}

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: Minh Thăng

Nhấn mạnh tinh thần luật phải đảm bảo ngân sách "công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính, bớt xin-cho", đặc biệt câu chuyện điều tiết, quản lý ngân sách giữa trung ương và địa phương, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói, các quy định phải làm rõ các quyền thu-chi cụ thể về ngân sách giữa trung ương và địa phương, tỉnh thành.

"Chính quyền đô thị thì việc quyết ngân sách thế nào? Cách thức làm ngân sách giữa trung ương và địa phương khác hẳn, luật phải nói tinh thần đô thị khác nông thôn thế nào..."- Chủ tịch QH đặt câu hỏi.

Ông cũng lưu ý khi nền kinh tế đất nước đã hội nhập quốc tế thì ngân sách cũng phải trên tinh thần hội nhập, thuế phải đi đầu, theo thông lệ quốc tế. Không thể bội chi người ta tính một đường mình tính một đường, GDP cũng vậy.

Vẫn "thả" ngân sách

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, luật phải khắc phục tồn tại trong lập và sử dụng ngân sách làm sao ngân sách quản lý tập trung thống nhất công khai, minh bạc,h hiệu quả. Các quy định về khoản thu chi ngân sách phải được dự toán.

{keywords}

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Luật đã quy định được thu chi chưa? Cần rà lại thẩm quyền cơ quan quản lý ngân sách, thực sự ngoài Bộ Tài chính còn nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng, ngân sách trung ương và địa phương phải đảm bảo tính tự chủ của địa phương".

Ông cũng lưu ý có nhiều quy định ngân sách phải công khai minh bạch nhưng còn có nhiều điểm chưa rõ như trong việc lập quỹ tài chính. "Luật phải có quy định rõ không thì ngân sách nhỏ nhưng phân tán, bốc mỗi nơi một tí, đọc trong luật chưa thấy có quản, mà vẫn thả qua các quỹ, chương trình mục tiêu"...

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng đồng tình luật khó nhất là hiện thực hóa điều 55 của Hiến pháp, đó là trong ngân sách nhà nước, các khoản thu - chi phải được dự toán.

"Dự thảo luật đang giữ định hướng sẽ quy định chủ yếu thu thôi, còn chi không nói trong luật... Các khoản thu chi ngân sách nhà nước phải dự toán và do luật định. Cái này khó nhưng phải cố gắng" - ông Lưu phát biểu.

UB Tài chính - Ngân sách cho hay, luật hiện hành không quy định việc quản lý các quỹ ngoài ngân sách. Dự thảo luật Ngân sách nhà nước lần này, Chính phủ dự kiến quy định tại khoản 13 điều 8 về hỗ trợ của ngân sách cho các quỹ.

"Qua giám sát về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, Thường trực UB nhận thấy có rất nhiều quỹ có nguồn gốc từ ngân sách hoặc bên cạnh quỹ ngân sách, nhiều quỹ tài chính được để ngoài ngân sách, gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành của Nhà nước, làm phân tán nguồn lực quốc gia và làm giảm hiệu lực, hiệu quả quỹ ngân sách nhà nước. Đặc biệt, có nhiều quỹ có nguồn thu từ thuế, phí - là những khoản thu theo quy định của luật phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách.

Do vậy, Thường trực UB đề nghị Chính phủ rà soát, thu hẹp các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo hướng đưa vào cân đối ngân sách nhà nước đối với những quỹ có nguồn thu chủ yếu từ ngân sách, bảo đảm tính thống nhất, tập trung của ngân sách" - báo cáo thẩm tra lưu ý.

Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc đặt câu sau khi sửa luật thì nguồn thu ngân sách "tăng hay giảm". "Quan điểm của tôi là làm sao nuôi được nguồn thu. Luật sửa thì nguồn thu có tăng không?".

Ông Hạnh Phúc cũng đồng tình bổ sung quy định nguồn thu từ tiền sử dụng đất không sử dụng để tính tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo ông, đây là vấn đề khá lớn ở địa phương thời gian qua khi quy định buộc các cấp địa phương xã, huyện phải tính toán có nguồn thu. Có nơi để đảm bảo nguồn thu ngân sách đã xẻ đất bán rẻ để lấy tiền, làm ảnh hưởng quản lý đất đai.

"Cái này rất thiệt hại nên tôi ủng hộ không nên đưa vào nguồn thu, mà giao cho địa phương tự chủ".

Linh Thư