Quy định pháp luật lần đầu tiên trở thành vấn đề trung tâm tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban chấp hành TƯ đảng Cộng sản TQ (CCP). Theo đó, CCP muốn khẳng định rằng, không một quan chức nào, dù quyền lực tới đâu, có thể đứng trên pháp luật.
Cựu Bộ trưởng Công an TQ Chu Vĩnh Khang. Ảnh: smh |
Một số cấp dưới của Chu cũng có thể phải ra khỏi TƯ.
Trong hôm nay, Tân hoa xã sẽ công bố tài liệu về những quyết định chủ chốt được đưa ra trong phiên họp. Một số phương tiện truyền thông TQ và nước ngoài đã đề cập tới các lợi ích với người dân và kinh tế khi cải cách được thực hiện, như quyền lực của các cơ quan chống tham nhũng, sự độc lập của hệ thống tòa án cấp thấp với chính quyền địa phương...
Bà Jian Chang, nhà kinh tế học tại Barclays Capital ở Hong Kong tin rằng, các thay đổi sẽ "góp phần thúc đẩy luật pháp và trật tự tại TQ, giảm bớt sự nhũng nhiễu của bộ máy hành chính và chính quyền địa phương. Do đó, nó sẽ cải tổ hiệu quả thị trường, giảm tham nhũng và chi phí trong hoạt động kinh doanh tại TQ".
Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu lại cố gắng giảm bớt sự kỳ vọng nói trên trong một bài xã luận. "Dân chủ và nhà nước pháp quyền không thể thực hiện theo cách 'Đại nhảy vọt'. Chúng ta phải xây dựng từng bước một", bài báo nhấn mạnh.
Theo một số nhà quan sát, việc Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể thúc đẩy các cải cách là điều chắc chắn, nhất là sau khi quyền lực đã được củng cố kể từ khi ông lên nắm quyền tháng 11/2012. Ở phiên họp toàn thể năm trước, ông đã đưa ra bản danh sách "60 nhiệm vụ cải cách" trong đó nâng cao vai trò của thị trường từ "căn bản" sang "quyết định".
Thái An (theo Asiaone)