- Sau khi được ĐBQH cho ý kiến tại kỳ họp trước, dự thảo luật An toàn thông tin được đổi tên để phù hợp với nội dung dự thảo.

Các nhóm động cơ chính trị trên mạng đang tấn công VN
Cần luật để bảo đảm an toàn thông tin
 trên mạng

Theo đó, đây sẽ là luật An toàn thông tin mạng, tập trung vào những vấn đề như về an toàn cho thông tin trên mạng, về kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, nguyên vẹn các nội dung thông tin trong quá trình truyền tải mà không bị sửa đổi, tiết lộ và gián đoạn.

"An toàn thông tin là cái gốc, là nền tảng để đảm bảo an ninh quốc gia. Vì nếu bảo vệ không tốt, để tin tặc xâm nhập vào hệ thống lấy cắp thông tin, chỉnh sửa thông tin thì thậm chí có thể ảnh hưởng lớn tới quốc phòng, an ninh.

Hoặc nếu hệ thống thông tin của các tổ chức trong nước bị thế lực nước ngoài hoặc quốc gia nào đó khống chế để phát động tấn công mạng vào nước khác thì sẽ cực kỳ nguy hiểm (trên mạng không dễ xác định được từ nước nào hay do ai đang khống chế hệ thống thông tin của mình).

Do vậy, mất an toàn thông tin có thể gây ra chiến tranh mạng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội", UB Khoa học, công nghệ và môi trường QH giải trình.

Tuy nhiên, thảo luận tại UB Thường vụ QH hôm nay, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng vẫn muốn ban soạn thảo làm rõ "bản chất là an toàn thông tin hay an toàn mạng?".

{keywords}
Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH Đào Trọng Thi ủng hộ giao cho Bộ TT&TT quản lý mật mã dân sự

Một điểm được bổ sung sau khi ĐBQH cho ý kiến là các quy định tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng; trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân của cơ quan nhà nước.

Những quy định này là nhằm nhằm góp phần hạn chế vấn nạn phát tán thông tin cá nhân trên mạng gây bức xúc dư luận từ nhiều năm nay.

Một điểm còn ý kiến khác nhau trong dự thảo luật An toàn thông tin mạng là chủ thể quản lý mật mã dân sự.

Hiện Cơ quan mật mã quốc gia là Ban Cơ yếu CP đang chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Quốc phòng quản lý nhà nước về mật mã dân sự để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và đảm bảo an ninh quốc gia.

Nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông lại muốn nhận trách nhiệm quản lý nhà nước về mật mã dân sự, do theo luật Giao dịch điện tử, bộ này có trách nhiệm chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử có hoạt động chứng thực chữ ký số sử dụng mật mã.

Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi ủng hộ giao thống nhất cho Bộ TT&TT quản lý mật mã dân sự thay vì "chẻ nhỏ".

Nhưng cũng với lý do để thống nhất, Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa lại muốn giữ nguyên như tổ chức cũ vì "2 vạn mật mã đang có hiện nay đều liên quan đến an ninh quốc gia".

Dự thảo luật An toàn thông tin mạng sẽ được đưa ra thảo luận tại QH một lần nữa trước khi thông qua vào kỳ họp tới.

Chung Hoàng