Nga được cho là đang tích cực lôi kéo TQ về phía mình. Một số báo chí Nga còn đưa ra thông tin chưa xác minh là TQ sẵn sàng điều động các cố vấn quân sự và sớm triển khai lực lượng giúp chính phủ Syria chống IS.

Theo tờ Wantchinatimes, tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ mới đây bàn về việc giải quyết cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi cũng như chống lại nguy cơ khủng bố trong khu vực, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị tuyên bố, nước này "ủng hộ quốc tế hợp tác sâu rộng và toàn diện trong chống khủng bố theo khuôn khổ LHQ".

{keywords}
Ảnh: washingtontimes

Ông Vương chỉ ra các lĩnh vực hợp tác cụ thể là "chống khủng bố mạng, ngăn chặn tư tưởng bạo lực cực đoan; cắt các kênh tài trợ khủng bố; ngăn chặn khủng bố di chuyển; tăng cường trao đổi thông tin về khủng bố; phát huy đầy đủ vai trò của Hội đồng Bảo an".

Khoảng 300 người TQ đang chiến đấu trong hàng ngũ IS tại Iraq và Syria. TQ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về sự lớn mạnh của IS ở Trung Đông, đổ lỗi cho Phong trào Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) gây ra những vụ bất ổn ở Tân Cương. Đặc phái viên TQ ở Trung Đông Ngô Tư Khoa cho hay, 100 người TQ (hầu hết thuộc ETIM) đang ở Trung Đông tham gia chiến đấu hoặc huấn luyện.

Mặc dù Ngoại trưởng TQ không trực tiếp đề cập tới việc hỗ trợ quân sự, nhưng theo giới phân tích, bình luận của ông Vương cho thấy, TQ có thể sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống IS. 

Theo giới quan sát, về việc chống lại IS, Bắc Kinh hiện vẫn mắc kẹt giữa Nga và TQ. Trong khi cả hai nước này đều tiến hành các cuộc tấn công chống IS, thì Nga lại ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad còn Mỹ thì dẫn đầu liên minh 60 quốc gia chủ trương Assad cần từ bỏ quyền lực.

Tiến thoái lưỡng nan

Gần đây, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, Nga sẽ tiếp tục cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho Syria để chống lại IS và kêu gọi các nước cùng tham gia nỗ lực này. 

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, các cuộc không kích của Nga chỉ phản tác dụng khi không phân biệt giữa các mục tiêu IS và nhóm mà Washington mô tả là "ôn hòa" rất cần cho quá trình chuyển giao chính trị tại Syria.

Nga được cho là đang tích cực lôi kéo TQ về phía mình. Một số báo chí Nga còn đưa ra thông tin chưa xác minh rằng, TQ sẵn sàng điều động các cố vấn quân sự và sớm triển khai lực lượng giúp chính phủ Syria chống IS.

Giới quan sát lập luận, TQ không nên tham gia cuộc chiến chống IS vì sẽ buộc phải chọn lựa giữa Mỹ và Nga. 

Một khía cạnh khác là các hậu quả tôn giáo khi chống lại IS - chủ yếu những thành viên người Hồi giáo Sunni từ Iraq và Syria - có thể ảnh hưởng xấu tới quan hệ của TQ và các nước liên đoàn Ảrập chủ yếu là người Sunni. 

Nó có thể khiến làm căng thẳng thêm bất ổn trong nước khi những người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương chủ yếu theo dòng Sunni.

Cả Iraq và Syria cũng là một phần trong tham vọng "Vành đai và Con đường" mà Bắc Kinh đưa ra nhằm kết nối, hợp tác xuyên suốt Âu Á.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng TQ cần phải tham gia chống IS theo cách này hay cách khác. Khi Tân Cương ngày càng bất ổn, cuộc chiến chống IS càng kéo dài, thì tình hình an ninh trong nước TQ càng tồi tệ hơn.

Bắc Kinh có thể chọn tham gia các nỗ lực chống IS theo các cơ chế LHQ nếu các bên nhất trí một liên minh như vậy. 

Điều đó giúp TQ không phải chọn lựa bên nào và cũng tránh được tiếng can thiệp vào nội bộ chính trị của nước khác. 

Gần đây, ông Tập Cận Bình đã cam kết triển khai 8.000 quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ và chi 1 tỉ USD để thành lập quỹ hòa bình và phát triển TQ - LHQ.

Thái An (Theo wantchinatimes)