Trung Quốc, trong thế kỷ 21, thích tự khắc hoạ mình như một “quyền lực mềm”, một quốc gia “trỗi dậy hoà bình” và không đe doạ thế giới. Tờ Philstar, Philippines đã đăng tải bài bình luận của tác giả Ana Marie Pamintuan.
Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông
Lãnh đạo Mỹ - Nhật sẽ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế
Không ngừng phô trương sức mạnh quân sự, Trung Quốc đã đi ngược lại với tuyên bố “trỗi dậy hoà bình". Ảnh: THX |
Bức chân dung tự khắc hoạ này trở nên ngày càng bị nghi ngờ mỗi khi Trung Quốc có các hành động quân sự ở Biển Đông, gia tăng tranh cãi với các nước láng giềng với các tuyên bố chủ quyền rộng lớn ở vùng biển.
Tuần trước, Bắc Kinh đã trấn an thế giới rằng, họ không có ý định sử dụng vũ lực trong khi không ngừng “khoanh vùng” tuyên bố chủ quyền. Những gì mà các nước khác trông thấy là (tuy không phải thể hiện vũ lực) chuyện lén lút xâm nhập, với các cơ sở được xây dựng và những cột trụ được lắp đặt ở vùng tranh chấp mà Trung Quốc cho rằng không ai nhìn thấy, và các hành động đôi khi được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự.
Những gì đã xảy ra để duy trì hiện trạng theo Bộ Quy tắc Hành xử ở Biển Đông?
Một số nhà báo Trung Quốc và các nhà quan sát người nước ngoài ở Trung Quốc nói với tôi rằng, mục tiêu ngoại giao và quân sự của Bắc Kinh không phải lúc nào cũng đồng bộ.
Với cách tiếp cận thay đổi trong giới lãnh đạo Trung Quốc, quân đội nước này không ngừng phô trương sức mạnh. Trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh, quan chức Bắc Kinh nhấn mạnh rằng, họ không chú tâm tới việc trở thành một siêu cường và rằng, khả năng quân sự nước này còn tụt hậu so với người Mỹ. Họ nhấn mạnh rằng, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển với hàng triệu người nghèo và sự chênh lệch ngày càng lớn giữa thu nhập nông thôn và thành thị. Vì thế, họ cần đầu tư các nguồn lực vào phát triển kinh tế và giảm nghèo.
Bất kể sự nâng cấp quân sự nào, họ nói, chỉ là để đảm bảo khả năng quốc phòng tương xứng với những yêu cầu (vào thời điểm đó) của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Giờ đây, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, và đang nỗ lực phát triển máy bay J-20 với khả năng tàng hình và chuẩn bị triển khai tàu sân bay đầu tiên trong năm nay. Mua từ Ukraine và được tân trang, con tàu này không phải là USS Carl Vinson. Nhưng một tàu sân bya sẽ gia tăng đáng kể sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở sân sau của họ.
So với các đại dương lớn trên thế giới, Biển Đông khá nhỏ, nhưng hành xử của Trung Quốc trong khu vực này được các quốc gia bên ngoài châu Á theo dõi sát sao và luôn đặt ra câu hỏi, liệu cường quốc kinh tế này có thể trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng các quốc gia.
Những hành động của Trung Quốc đang khiến các nước trong khu vực củng cố liên minh với Mỹ. Trong chuyến thăm Singapore gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp mãn nhiệm Robert Gates đã hứa rằng, chính phủ của ông sẽ bảo vệ các tuyến đường biển trong khu vực, triển khai vũ khí và thiết bị giám sát công nghệ cao, và nói chung là mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ để bảo vệ các đồng minh châu Á kể cả trong không gian mạng. Một đội tàu tuần duyên (LCS) mới sẽ sớm được triển khai trong khu vực.
Nếu Trung Quốc muốn thực thi sức mạnh mềm, thì họ không thể xem như nước chèn ép láng giềng.
Hãy ví dụ với “Chuyến bay nội địa định hình bản đồ” của China Southern Airlines, hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc và việc Bắc Kinh công bố bản đồ tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Tấm bản đồ ấy lượn sát đường bờ biển các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực, để lại cho mỗi nước ấy một dải lãnh hải chật hẹp.
Một nhà ngoại giao từ nước quan tâm tới khu vực nói với tôi rằng, Trung Quốc sẽ không đưa ra tuyên bố chính thức với các đảo ở Biển Đông. Họ không giống với các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác đã đệ trình lên LHQ văn bản tuyên bố chủ quyền. Quan chức Trung Quốc nói rằng, họ không cần phải làm việc này bởi đây luôn là lãnh thổ của họ.
Nếu Bắc Kinh viện dẫn chuyện lịch sử xa xưa từng kết nối Trung Quốc với đa phần còn lại của châu Á, họ cũng có thể tuyên bố Philippines là m ột phần lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đánh bại người Trung Quốc trong việc “khoanh vùng” tuyên bố chủ quyền.
Tuyên bố chủ quyền với các đảo san hô, bãi đá ngầm ở Biển Đông cũng cần đặt ra cụ thể. Giống như nhà ngoại giao nước ngoài đã chỉ cho tôi biết, một bãi đá ngầm nhỏ bé được công nhận là một phần lãnh thổ của đất nước sở hữu vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như thế nào. Chuyện gì xảy ra khi xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác?
Các quy định về vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc là bên đã ký kết, và việc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ chuỗi đảo Trường Sa có thể đem lại cho họ vùng EEZ bao quanh toàn bộ Biển Đông.
Mỹ đã không phê chuẩn UNCLOS, vì dường như sợ rằng nó có thể ảnh hưởng đến tự do hàng hải của họ ở vùng biển quốc tế. Nhưng Đại sứ Mỹ Harry Thomas Jr. cho biết, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã yêu cầu Thượng viện Mỹ phê chuẩn UNCLOS trong năm nay.
Các nhà ngoại giao nói với tôi rằng, rõ ràng phải nhấn mạnh, lãnh hải của một nước chỉ mở rộng tối đa 12 hải lý từ đường cơ sở.
Và UNCLOS quy định: "Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế…”
Khi các bên tuyên bố chủ quyền khác như Philippines phản đối những hành động của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp, phản ứng ban đầu của Trung Quốc dường như là thách thức.
Đây không phải là phản ứng thích hợp từ một quyền lực mềm, và nó cũng không thể hiện “sự trỗi dậy hoà bình” của một nước.
Thuỵ Phương (Theo Philstar)
Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông
TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông
Singapore giục Trung Quốc làm rõ tuyên bố về Biển Đông
Tàu chiến Mỹ “chạm trán” tàu Hải tuần Trung Quốc
Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Một tàu cá bị Trung Quốc tịch thu tài sản
Thế giới 24h: Hư thực hải quân Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc với
xa, khu vực bất an
Ứng phó thế nào với đội
tàu Trung Quốc?
Trung Quốc gây khó trên biển, tận thu trên
bờ
Trung Quốc
yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông
Biển Đông: Trung Quốc từ "quả quyết" đến "gây hấn"