Các quốc gia châu Á đang mở rộng hạm đội tàu ngầm với tốc độ chóng mặt. Thực tế này diễn ra đúng vào thời điểm Nga 'phục hưng' vị thế tàu ngầm.

Uy lực sát thủ tàu ngầm Nhật sắp tới Cam Ranh

Trong không gian, một hố đen có thể là sát thủ vô hình phá hủy mọi thứ xung quanh. Và đáy đại dương, cũng có một loại hố đen khác - chiếc tàu ngầm Nga với khả năng tàng hình đến nỗi quân đội Mỹ không phát hiện được.

Hải quân Mỹ từng công khai thừa nhận, họ không thể theo dấu chiếc tàu ngầm Novorossiysk-451 khi nó lặn dưới biển.

{keywords}

NATO gọi tàu ngầm hiện đại lớp Kilo của Nga là 'hố đen'

Khi những con quái vật biển vẫn là tài sản độc quyền của Hải quân Nga, thì Moscow cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ thị trường xuất khẩu thứ vũ khí uy lực này, chủ yếu là tàu ngầm diesel-điện hiện đại.

Hoạt động yên lặng, khả năng tàng hình và trang bị các tên lửa hủy diệt mạnh nhất thế giới, tàu ngầm Nga đang ngày càng trở thành chọn lựa đầu bảng của lực lượng hải quân toàn cầu, nhất là châu Á.

Theo tác giả David Isenberg của Asia Times, tàu ngầm Nga với những khả năng đặc biệt và trang bị mạnh mẽ là hai hấp lực chủ yếu với các khách hàng nước ngoài.

Các tàu ngầm lớp Kilo hầu như luôn là người thắng cuộc trong các cuộc cạnh tranh với tàu ngầm Đức, Pháp và Hà Lan.

Một lý do khác là Mỹ - đối thủ của Nga trong công nghệ hải quân - đã không còn chế tạo loại tàu ngầm diesel. Bởi thế, thị trường biển sâu càng rộng mở với Moscow.

Khu vực châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khiến cho an ninh các tuyến đường biển trở thành ưu tiên quan trọng với mọi quốc gia duyên hải.

Nhật phải nhập khẩu khoảng 96% nguồn năng lượng còn Hàn Quốc nhập khẩu 90% thực phẩm. Là quốc gia phát triển mạnh, họ cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu.

{keywords}
Tàu ngầm Kilo đầu tiên Việt Nam mua của Nga. Ảnh: Vostock

Sức mạnh hải quân là chìa khóa để bảo vệ các tuyến đường biển. Tuy nhiên, hầu hết các nước châu Á khó có đủ tiềm lực trang bị các tàu lớn. Nếu đủ tiềm lực, họ lại thiếu nhân lực vận hành.

Tàu ngầm lúc đó tạo ra sự cân bằng, bởi chúng có thể ẩn sâu dưới biển, khiến hạm đội đối phương khó nhận biết hay phòng tránh cũng như có thể phá hủy các tàu lớn hơn nhiều lần.

Cuộc đua dưới đáy biển

Châu Á bước vào cuộc đua tàu ngầm từ năm 1997, khi TQ thỏa thuận với Nga mua tàu ngầm lớp Kilo. Năm 2003, nước này tiếp tục mua thêm 8 tàu khác trị giá hơn 1,6 tỉ USD.

Dù TQ có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ, nhưng các tàu của họ chất lượng kém hơn. Vì thế, Bắc Kinh trông chờ vào Kilo để đối phó với Hải quân Mỹ.

“Động thái của TQ bắt nguồn từ các lý do kinh tế, chính trị và quân sự. Tàu ngầm lớp Kilo được thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm, chống các tàu nổi để bảo vệ các căn cứ hải quân, các cơ sở ven biển và tuyến đường biển, cũng như đảm nhận các sứ mệnh trinh sát và tuần tra", nhà phân tích Isenberg lập luận.

“Nó cũng là một trong những loại tàu ngầm diesel êm nhất thế giới, có khả năng phát hiện ra tàu ngầm đối phương ở khoảng cách gấp 3-4 lần so với khoảng cách mà tàu ngầm đối phương có thể phát hiện".

Theo thỏa thuận, Nga trang bị cho các tàu ngầm Kilo mà TQ mua hệ thống tên lửa siêu thanh Klub.

Cục thiết kế hàng hải Rubin tại St Petersburg còn đang phát triển hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập, cho phép tàu hoạt động 45 ngày mà không cần nổi lên mặt nước.

Nhiều nước trong khu vực cũng có chiến lược phát triển mạnh lực lượng hải quân. Năm 2009, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Con tàu cuối cùng dự kiến được chuyển giao trong năm nay.

Hiện tàu ngầm Kilo thứ 6 mà Nga sản xuất cho Việt Nam - chiếc 187 Bà Rịa - Vũng Tàu đang đậu trong cảng Svetlyy của Hạm đội Baltic, gần thành phố Baltiysk (Kaliningrad) chờ đợi thử nghiệm trên biển.

{keywords}

Trước tàu ngầm Kilo HQ 185- Đà Nẵng, đã có ba tàu ngầm Kilo về tới VN. Ảnh: forums.airbase.ru

Tàu ngầm Kilo thứ 5 - tàu ngầm Đà Nẵng dự kiến sẽ đến cảng Singapore vào chiều 30/1 trước khi về Cam Ranh, gia nhập đội 4 chiếc tàu ngầm Kilo đã về trước đó.

Kế hoạch Chiến lược quốc phòng của Indonesia 2024 yêu cầu tăng gấp 5 lần số lượng tàu ngầm trong thập niên tới. Nước này có một lịch sử lâu dài gắn bó với các tàu ngầm Nga. Năm 1967, họ đã mua 12 tàu ngầm lớp Whiskey từ Moscow.

Năm 2013, Indonesia đàm phán với Nga để mua một số tàu ngầm Kilo nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận.

Thái Lan, Malaysia và một số nước khác cũng đang nỗ lực mở rộng hạm đội tàu ngầm. Malaysia đang vận hành các máy bay Sukhoi-30MKM của Nga cũng rất quan tâm đến các khả năng của tàu ngầm lớp Kilo và Lada.

Một nước khác cũng đang ngắm tới loại tàu ngầm diesel-điện của Nga. Đó là Bangladesh. Lúc đầu, họ định mua tàu ngầm TQ, nhưng Ấn Độ - sở hữu 10 tàu ngầm Kilo - đã thuyết phục Dhaka mua tàu ngầm Nga.

Trang quốc phòng Radar đưa tin, Bangladesh đề nghị mua hai tàu ngầm của Nga.

Thái An (Theo Rbth)