Vào đúng thời điểm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Khối Hiệp ước quân sự Úc - New Zealand - Mỹ (ANZUS), hội nghị Tham vấn cấp bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Mỹ - Úc (AUSMIN 2011) tại San Fransisco (Mỹ) đánh dấu một điểm then chốt mới. Theo đó, Washington và Canberra bắt đầu xác định lại khu vực ảnh hưởng không chỉ ở châu Á - Thái Bình Dương mà còn mở rộng sang Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương.
Theo các nhà phân tích chính trị, hội nghị AUSMIN thường niên lần này, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cùng những người đồng cấp phía Úc là ông Kevin Rudd và ông Stephen Smith, đã đưa quan hệ đồng minh Mỹ - Úc tiến vào những "địa hạt" mới, nổi bật là vấn đề an ninh mạng và mở rộng khu vực can dự.
Nội dung bao trùm AUSMIN 2011 đề cập tới ba vấn đề công nghệ, gồm an ninh mạng, tên lửa và vũ khí hạt nhân; đồng thời liên quan tới ba quốc gia bên ngoài, gồm Trung Quốc, Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên.
Thông điệp tới Trung Quốc
An ninh mạng được cho là thay đổi quan trọng nhất trong phạm vi hợp tác của đồng minh Mỹ - Úc, kể từ khi New Zealand rút khỏi ANZUS vào giữa những năm 80 thế kỷ trước. Trong tuyên bố chung về an ninh mạng, Úc và Mỹ khẳng định: "Trước một cuộc tấn công mạng đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và an ninh quốc gia, Úc và Mỹ sẽ tham vấn lẫn nhau và quyết định những biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa này".
Một số người có thể thắc mắc rằng tại sao Mỹ và Úc phải đưa thêm tuyên bố chung về an ninh mạng, trong khi Hiệp ước ANZUS đã bao trùm cả vấn đề này.
Có hai lý do: Thứ nhất, Mỹ và Úc muốn thu hút hơn nữa sự chú ý của các quốc gia về vấn đề an ninh mạng, bởi nó ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Thứ hai, tuyên bố này sẽ tạo khuôn khổ để hai bên mở rộng hợp tác về an ninh mạng, được đánh giá là chiến trường" trong tương lai.
Nhưng quan trọng hơn cả là việc Washington và Canberra muốn gửi thông điệp mạnh mẽ nhất tới Bắc Kinh, bởi họ nghi ngờ tác giả của những vụ tấn công mạng ồ ạt chính là Trung Quốc.
Những năm gần đây, các vụ tấn công mạng để đánh cắp thông tin thường nhằm vào các tổ chức chính phủ, cơ sở quân sự của Úc và Mỹ, các công ty có lợi ích chiến lược đối với Trung Quốc, đặc biệt là các công ty khai mỏ Úc.
Trước tình hình này, Mỹ, Úc, Anh đang duy trì nhóm an ninh mạng chung, với sự phối hợp của Cơ quan tình báo điện tử Bộ Quốc phòng Úc, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và Cơ quan Tình báo Chính phủ Anh. Mỹ và Úc cũng đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập chung về phòng thủ mạng, vốn là hoạt động đòi hỏi lòng tin và sự thân cận ở mức độ cao nhất.
Tại AUSMIN 2011, mối lo ngại xung quanh công nghệ tên lửa và hạt nhân tập trung vào CHDCND Triều Tiên. Với nhiều sự kiện "nóng" dồn dập xảy ra trên thế giới, vào thời điểm hiện tại, CHDCND Triều Tiên đang trượt khỏi màn hình quan sát. Tuy nhiên, những đánh giá của Mỹ về Bình Nhưỡng vẫn rất bi quan, dựa vào hai phán đoán.
Thứ nhất, Mỹ cho rằng Trung Quốc trong quá khứ và hiện nay không thực sự giúp đỡ trong vấn đề CHDCND Triều Tiên. Bắc Kinh hưởng lợi quá nhiều từ việc duy trì hiện trạng với CHDCND Triều Tiên. Người hàng xóm của Trung Quốc luôn gây bứt rứt khó chịu cho Mỹ và đó là điều mà Bắc Kinh muốn tận dụng.
Thứ hai, có một sự e ngại lan rộng rằng căng thẳng về vai trò lãnh đạo tại Bình Nhưỡng có thể gây bất lợi cho những kết quả đã đạt được. Viễn cảnh đáng lo ngại nhất là việc CHDCND Triều Tiên thử nghiệm hàng loạt tên lửa có tầm bắn ngày càng xa hơn, cùng với việc nước này tìm cách thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn dễ dàng vào tên lửa.
Đây là mối đe dọa mang tính chiến lược, khiến CHDCND Triều Tiên trở thành một bên nguy hiểm trong "cuộc chơi" phổ biến vũ khí hạt nhân.
Chính từ mối quan ngại này, Úc đã đồng ý đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, nhất là trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo, với Mỹ. Hai bên cũng thảo luận về việc Úc sẽ cho phép Mỹ tăng cường triển khai các phương tiện quân sự và vũ khí tại nước này, đồng thời mở rộng các chương trình huấn luyện quân sự chung.
Ông Michael Wesley, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu LOWY về chính sách đối ngoại, cho biết trên thực tế, từ vài năm qua, Mỹ và Úc đã hợp tác trong lĩnh vực phòng không. Với việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Úc đã tham gia vào hệ thống phòng thủ cấp khu vực cùng Hàn Quốc và Nhật Bản. Động thái này giúp Úc vừa xích lại gần hơn với Mỹ, vừa củng cố được mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở Bắc Á.
Nhân tố Ấn Độ
AUSMIN 2011 cũng chứng kiến bước chuyển dịch ý nghĩa của đồng minh Mỹ - Úc vào khu vực Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương. Canberra đang đề nghị Washington xem xét toàn thể khu vực Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương như một khu vực hoạt động hợp nhất.
Sự chuyển dịch này phần lớn bởi sự trỗi dậy làm thay đổi sức mạnh khu vực của Ấn Độ. Trong bối cảnh này, Úc đang đóng vai trò quan trọng tạo sự đồng thuận trong chính giới, giới ngoại giao và quân sự Mỹ xung quanh việc mở rộng khu vực ảnh hưởng.
Tạp chí Mỹ về quốc phòng năm 2010 (Quadrennial Defence Review) nhìn nhận Ấn Độ "là nhân tố thực thụ liên quan tới an ninh khu vực Ấn Độ Dương, Tây- Trung Thái Bình Dương và xa hơn nữa". Nhiều tổ chức phi chính phủ của Úc bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa sự trỗi dậy của Ấn Độ. Ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu LOWY ở Sydney, vừa xuất bản một báo cáo về Tương lai Úc giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó chỉ ra một số xu hướng nổi lên của Ấn Độ. Viện LOWY đang bảo trợ cho một diễn đàn lớn đối thoại về Ấn Độ, với hy vọng trở thành "bản sao" của Đối thoại Lãnh đạo Úc - Mỹ.
Đáng lưu ý, tuyên bố mở rộng phạm vi hoạt động của Mỹ và Úc được đưa ra chỉ vài tuần sau khi có những thông tin cho rằng tàu chiến của Trung Quốc chặn tàu INS Viraat của Hải quân Ấn Độ trong vùng biển quốc tế, sau khi tàu này vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông nhưng không được bất cứ quốc gia hàng hải châu Á nào chấp nhận hoặc thừa nhận. Việc Mỹ và Úc khẳng định trong tuyên bố chung AUSMIN rằng "Mỹ và Úc đều có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải ở Biển Đông" là điều có ý nghĩa.
Phát biểu tại Quỹ châu Á ở San Francisco, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd nói: "Khu vực chủ chốt cho tương lai của chúng ta hiện mở rộng sang Ấn Độ Dương. Việc Ấn Độ đóng vai trò cường quốc khu vực mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Úc. Ấn Độ đang tăng cường chính sách hướng đông, vì những lý do chiến lược và kinh tế, và còn bởi mối liên hệ văn hóa lâu đời". Phát biểu này cho thấy định nghĩa mới về khu vực can dự, từ châu Á - Thái Bình Dương mở rộng sang Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương.
Ông Kevin Rudd đề cập tới những khác biệt tất yếu giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng thừa nhận rằng Bắc Kinh và New Delhi đều đóng vai trò dẫn dắt chính yếu tạo nên vị thế mới cho châu Á. Thông điệp ở đây khá rõ ràng, đó là việc Ấn Độ đang định hình tầm quan trọng tương tự Trung Quốc trong khu vực. Việc thiết lập tối đa mối liên hệ với New Delhi giờ phụ thuộc ở Washington và Canberra.
‘Đặt cược’ vào châu Á
Tại Mỹ, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd còn gửi một thông điệp khác tới Mỹ. Đó là tầm quan trọng của việc can dự một cách sâu rộng, ổn định của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Rudd cho rằng một trong những nguyên nhân giúp châu Á đạt tăng trưởng nhanh trong thập kỷ qua là bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực. Trong thời điểm nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, Washington cần có những lựa chọn đối tác chiến lược sắc bén, và ông Rudd đã thuyết phục cử tọa Mỹ đặt cược vào châu Á.
Một bài phát biểu từ một ngoại trưởng đồng minh, thậm chí từ một nhân vật được xem trọng như ông Rudd, chưa chắc làm thay đổi ngay quan điểm của cả hệ thống chính trị Mỹ. Nhưng điều rất quan trọng là Mỹ đã nghe thông điệp tương tự nhiều lần từ châu Á, đặc biệt từ những quốc gia đồng minh.
Ông Rudd nói: "Khi thế giới thay đổi, việc Mỹ can dự vào khu vực trở nên cấp thiết hơn. Tổng thống Barack Obama đã đề cập tới sự cần thiết của một đường lối tập trung hơn, nằm ở sự can dự sâu rộng của Mỹ ở châu Á... Đa số các quốc gia ở châu Á ủng hộ điều này".
V.Giang (theo The Australian, ABC)
Theo các nhà phân tích chính trị, hội nghị AUSMIN thường niên lần này, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cùng những người đồng cấp phía Úc là ông Kevin Rudd và ông Stephen Smith, đã đưa quan hệ đồng minh Mỹ - Úc tiến vào những "địa hạt" mới, nổi bật là vấn đề an ninh mạng và mở rộng khu vực can dự.
Nội dung bao trùm AUSMIN 2011 đề cập tới ba vấn đề công nghệ, gồm an ninh mạng, tên lửa và vũ khí hạt nhân; đồng thời liên quan tới ba quốc gia bên ngoài, gồm Trung Quốc, Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên.
Thông điệp tới Trung Quốc
An ninh mạng được cho là thay đổi quan trọng nhất trong phạm vi hợp tác của đồng minh Mỹ - Úc, kể từ khi New Zealand rút khỏi ANZUS vào giữa những năm 80 thế kỷ trước. Trong tuyên bố chung về an ninh mạng, Úc và Mỹ khẳng định: "Trước một cuộc tấn công mạng đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và an ninh quốc gia, Úc và Mỹ sẽ tham vấn lẫn nhau và quyết định những biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa này".
Một số người có thể thắc mắc rằng tại sao Mỹ và Úc phải đưa thêm tuyên bố chung về an ninh mạng, trong khi Hiệp ước ANZUS đã bao trùm cả vấn đề này.
Có hai lý do: Thứ nhất, Mỹ và Úc muốn thu hút hơn nữa sự chú ý của các quốc gia về vấn đề an ninh mạng, bởi nó ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Thứ hai, tuyên bố này sẽ tạo khuôn khổ để hai bên mở rộng hợp tác về an ninh mạng, được đánh giá là chiến trường" trong tương lai.
Nhưng quan trọng hơn cả là việc Washington và Canberra muốn gửi thông điệp mạnh mẽ nhất tới Bắc Kinh, bởi họ nghi ngờ tác giả của những vụ tấn công mạng ồ ạt chính là Trung Quốc.
Những năm gần đây, các vụ tấn công mạng để đánh cắp thông tin thường nhằm vào các tổ chức chính phủ, cơ sở quân sự của Úc và Mỹ, các công ty có lợi ích chiến lược đối với Trung Quốc, đặc biệt là các công ty khai mỏ Úc.
Trước tình hình này, Mỹ, Úc, Anh đang duy trì nhóm an ninh mạng chung, với sự phối hợp của Cơ quan tình báo điện tử Bộ Quốc phòng Úc, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và Cơ quan Tình báo Chính phủ Anh. Mỹ và Úc cũng đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập chung về phòng thủ mạng, vốn là hoạt động đòi hỏi lòng tin và sự thân cận ở mức độ cao nhất.
Tại AUSMIN 2011, mối lo ngại xung quanh công nghệ tên lửa và hạt nhân tập trung vào CHDCND Triều Tiên. Với nhiều sự kiện "nóng" dồn dập xảy ra trên thế giới, vào thời điểm hiện tại, CHDCND Triều Tiên đang trượt khỏi màn hình quan sát. Tuy nhiên, những đánh giá của Mỹ về Bình Nhưỡng vẫn rất bi quan, dựa vào hai phán đoán.
Thứ nhất, Mỹ cho rằng Trung Quốc trong quá khứ và hiện nay không thực sự giúp đỡ trong vấn đề CHDCND Triều Tiên. Bắc Kinh hưởng lợi quá nhiều từ việc duy trì hiện trạng với CHDCND Triều Tiên. Người hàng xóm của Trung Quốc luôn gây bứt rứt khó chịu cho Mỹ và đó là điều mà Bắc Kinh muốn tận dụng.
Thứ hai, có một sự e ngại lan rộng rằng căng thẳng về vai trò lãnh đạo tại Bình Nhưỡng có thể gây bất lợi cho những kết quả đã đạt được. Viễn cảnh đáng lo ngại nhất là việc CHDCND Triều Tiên thử nghiệm hàng loạt tên lửa có tầm bắn ngày càng xa hơn, cùng với việc nước này tìm cách thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn dễ dàng vào tên lửa.
Đây là mối đe dọa mang tính chiến lược, khiến CHDCND Triều Tiên trở thành một bên nguy hiểm trong "cuộc chơi" phổ biến vũ khí hạt nhân.
Chính từ mối quan ngại này, Úc đã đồng ý đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, nhất là trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo, với Mỹ. Hai bên cũng thảo luận về việc Úc sẽ cho phép Mỹ tăng cường triển khai các phương tiện quân sự và vũ khí tại nước này, đồng thời mở rộng các chương trình huấn luyện quân sự chung.
Ông Michael Wesley, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu LOWY về chính sách đối ngoại, cho biết trên thực tế, từ vài năm qua, Mỹ và Úc đã hợp tác trong lĩnh vực phòng không. Với việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Úc đã tham gia vào hệ thống phòng thủ cấp khu vực cùng Hàn Quốc và Nhật Bản. Động thái này giúp Úc vừa xích lại gần hơn với Mỹ, vừa củng cố được mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở Bắc Á.
Nhân tố Ấn Độ
AUSMIN 2011 cũng chứng kiến bước chuyển dịch ý nghĩa của đồng minh Mỹ - Úc vào khu vực Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương. Canberra đang đề nghị Washington xem xét toàn thể khu vực Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương như một khu vực hoạt động hợp nhất.
Sự chuyển dịch này phần lớn bởi sự trỗi dậy làm thay đổi sức mạnh khu vực của Ấn Độ. Trong bối cảnh này, Úc đang đóng vai trò quan trọng tạo sự đồng thuận trong chính giới, giới ngoại giao và quân sự Mỹ xung quanh việc mở rộng khu vực ảnh hưởng.
Tạp chí Mỹ về quốc phòng năm 2010 (Quadrennial Defence Review) nhìn nhận Ấn Độ "là nhân tố thực thụ liên quan tới an ninh khu vực Ấn Độ Dương, Tây- Trung Thái Bình Dương và xa hơn nữa". Nhiều tổ chức phi chính phủ của Úc bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa sự trỗi dậy của Ấn Độ. Ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu LOWY ở Sydney, vừa xuất bản một báo cáo về Tương lai Úc giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó chỉ ra một số xu hướng nổi lên của Ấn Độ. Viện LOWY đang bảo trợ cho một diễn đàn lớn đối thoại về Ấn Độ, với hy vọng trở thành "bản sao" của Đối thoại Lãnh đạo Úc - Mỹ.
Đáng lưu ý, tuyên bố mở rộng phạm vi hoạt động của Mỹ và Úc được đưa ra chỉ vài tuần sau khi có những thông tin cho rằng tàu chiến của Trung Quốc chặn tàu INS Viraat của Hải quân Ấn Độ trong vùng biển quốc tế, sau khi tàu này vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông nhưng không được bất cứ quốc gia hàng hải châu Á nào chấp nhận hoặc thừa nhận. Việc Mỹ và Úc khẳng định trong tuyên bố chung AUSMIN rằng "Mỹ và Úc đều có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải ở Biển Đông" là điều có ý nghĩa.
Phát biểu tại Quỹ châu Á ở San Francisco, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd nói: "Khu vực chủ chốt cho tương lai của chúng ta hiện mở rộng sang Ấn Độ Dương. Việc Ấn Độ đóng vai trò cường quốc khu vực mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Úc. Ấn Độ đang tăng cường chính sách hướng đông, vì những lý do chiến lược và kinh tế, và còn bởi mối liên hệ văn hóa lâu đời". Phát biểu này cho thấy định nghĩa mới về khu vực can dự, từ châu Á - Thái Bình Dương mở rộng sang Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương.
Ông Kevin Rudd đề cập tới những khác biệt tất yếu giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng thừa nhận rằng Bắc Kinh và New Delhi đều đóng vai trò dẫn dắt chính yếu tạo nên vị thế mới cho châu Á. Thông điệp ở đây khá rõ ràng, đó là việc Ấn Độ đang định hình tầm quan trọng tương tự Trung Quốc trong khu vực. Việc thiết lập tối đa mối liên hệ với New Delhi giờ phụ thuộc ở Washington và Canberra.
‘Đặt cược’ vào châu Á
Tại Mỹ, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd còn gửi một thông điệp khác tới Mỹ. Đó là tầm quan trọng của việc can dự một cách sâu rộng, ổn định của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Rudd cho rằng một trong những nguyên nhân giúp châu Á đạt tăng trưởng nhanh trong thập kỷ qua là bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực. Trong thời điểm nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, Washington cần có những lựa chọn đối tác chiến lược sắc bén, và ông Rudd đã thuyết phục cử tọa Mỹ đặt cược vào châu Á.
Một bài phát biểu từ một ngoại trưởng đồng minh, thậm chí từ một nhân vật được xem trọng như ông Rudd, chưa chắc làm thay đổi ngay quan điểm của cả hệ thống chính trị Mỹ. Nhưng điều rất quan trọng là Mỹ đã nghe thông điệp tương tự nhiều lần từ châu Á, đặc biệt từ những quốc gia đồng minh.
Ông Rudd nói: "Khi thế giới thay đổi, việc Mỹ can dự vào khu vực trở nên cấp thiết hơn. Tổng thống Barack Obama đã đề cập tới sự cần thiết của một đường lối tập trung hơn, nằm ở sự can dự sâu rộng của Mỹ ở châu Á... Đa số các quốc gia ở châu Á ủng hộ điều này".
V.Giang (theo The Australian, ABC)