- Các cuộc vận động bầu cử tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2012-2017 đã chính thức bắt đầu. Đây là cơ hội để tìm hiểu về cơ cấu của một nền dân chủ "tân tiến" lâu đời trên thế giới. Trong các cơ cấu cốt yếu của chế độ dân chủ Pháp, Hội đồng Hiến pháp là tổ chức quan trọng hàng đầu. Và Hội đồng Hiến pháp vừa bật đèn xanh cho 10 ứng viên vào cuộc đua bầu cử tổng thống.
Một cách gần gũi, chính giới và công dân Pháp gọi 9 thành viên của Hội đồng Hiến pháp (HĐHP) là "Người bảo vệ Hiến pháp" hoặc "Nhà hiền triết". Được thành lập bởi hiến pháp của nền đệ ngũ Cộng hòa tháng 10/1958, vai trò của Hội đồng - một tổ chức "phi chính trị" - là kiểm soát tính cách "hợp hiến" và "hợp pháp" của các cuộc bầu cử ở tầng cấp quốc gia (quốc hội, tổng thống), các cuộc trưng cầu dân ý, các dự án luật và luật đã ban hành.
Tổng thống, chủ tịch hạ nghị viện và chủ tịch thượng nghị viện bổ nhiệm, mỗi người, 3 thành viên. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên tối đa là 9 năm và không thể gia hạn. Để có thường xuyên "máu" mới và cân bằng về "màu sắc" chính trị, cứ ba năm, 1/3 thành viên của Hội đồng được thay đổi. Tuy nhiên, các đại biểu của hạ và thượng nghị viện có quyền bác bỏ - nếu bỏ phiếu đạt được 3/5 đa số - sự bổ nhiệm của bất cứ thành viên nào của HĐHP. Một đặc điểm nữa: các cựu tổng thống mặc nhiên là thành viên vĩnh viễn, cho đến khi từ chức vì lý do sức khỏe...
Hội đồng Hiến pháp không nằm trong các bộ máy tư pháp và hành chính quốc gia. Nó là dụng cụ dân chủ theo tinh thần của hiến pháp, để bảo vệ hiến pháp. HĐHP của Pháp không có quyền và khả năng tư pháp nếu so sánh với chức năng của Tòa án Tối cao của Hoa Kỳ, tuy nhiên vẫn có quyền lực để bác bỏ, ví dụ, vì lý do gian lận hoặc không công bằng, kết quả của một cuộc bầu cử. Hội đồng cũng có thể chỉ điểm tính cách "bất hiến" của một luật hay sắc lệnh của quốc hội và chính phủ. Tóm lại, nó không có quyền tư pháp nhưng có sức mạnh tinh thần. Quốc hội, chính phủ và các bộ phận hành chính không thể bỏ ngoài tai ý kiến của HĐHP, bởi luật pháp của Pháp cho phép công dân và tổ chức dân sự quyền kiện chính phủ trước tòa án hành chính để bác bỏ bất cứ luật hay sắc lệnh nào đó có "nhãn hiệu" phi hiến pháp.
Theo hiến pháp, các thành viên của HĐHP phải phân xử một cách khách quan và hoàn toàn phi chính trị. Dưới sự quan sát của dư luận, báo chí và quốc hội, HĐHP nói chung đã phân xử các vụ kiện đúng theo tinh thần quy định của hiến pháp.
Nhưng sự hoàn hảo vẫn chưa đạt được! Nhiều khuyết điểm, sau 54 năm thành lập, vẫn tồn tại, hoặc chưa được cải cách, như cách thức bổ nhiệm các thành viên. Tuy 9 thành viên được bổ nhiệm bởi 3 lãnh đạo khác nhau: tổng thống và 2 chủ tịch của hạ và thượng nghị viện nhưng mục đích bảo đảm tính chất đa dạng về chính trị của Hội đồng ít khi đạt được. Thông thường, tổng thống và đa số các đại biểu quốc hội - hạ và thượng nghị viện - nằm chung xu hướng chính trị. Và thường, họ ủng hộ nhau! Kết quả: đa số các thành viên của HĐHP, có thể không cùng đảng phái, nhưng có cùng "màu sắc" chính trị.
Hai tháng gần đây, nhiều tai tiếng đã làm mất uy tín và "thương hiệu" minh bạch của Hội đồng Hiến pháp. Năm 1995, thủ tướng Edouard Balladur ra ứng cử tổng thống, và cạnh tranh với... tổng thống đương nhiệm, ông Jacques Chirac. Hai chính trị gia đều nằm chung đảng phái cánh hữu. Cuối cùng, ông Chirac đã tái đắc cử.
Sau khi bầu cử đã kết thúc, HĐHP có nhiệm vụ kiểm soát ngân sách đã sử dụng cho cuộc vận động bầu cử của từng ứng cử viên, với mục đích bảo đảm tính cách minh bạch của các phương tiện vận động cử tri. Các nhà điều tra của HĐHP đã chú ý tới nhiều "tiền mặt" và "nhà tài trợ" có dấu hiệu rõ ràng bất hợp pháp. Ông Jacques Robert, thành viên HĐHP lúc đó, khẳng định: "Ngân sách của ông Balladur có đến gần 2 triệu euro không biết từ đâu tới!!!".
Mặc dù đã nhận ra nhiều điều bất thường trong ngân sách của ứng viên Edouard Balladur, HĐHP vẫn hợp thức hóa ngân sách này. Cách đây 2 tháng, bị báo chí và quốc hội chất vấn về sự thiên vị có lợi cho ông Edouard Balladur, chủ tịch HĐHP lúc bấy giờ, ông Roland Dumas, một chính trị gia kỳ cựu và nổi tiếng, biện hộ: "Chúng tôi biết chuyện đó, nhưng nếu chúng tôi không duyệt qua ngân sách này, chúng tôi phải duyệt lại cả ngân sách của ông Jacques Chirac vừa tái đắc cử! Điều tra đi điều tra lại như vậy sẽ làm cho nước Pháp bất ổn về mọi mặt. Vì lợi ích chung, chúng tôi đã "bỏ qua" chuyện này".
GS Pascal Jan, chuyên gia về hiến pháp, giảng viên ĐH Chính trị của Bordeaux và trường Hành chính Quốc gia (ENA) nhận xét: "HĐHP và các thành viên phải nằm ở vị trí tối cao về tính chất minh bạch và phải được sự tin tưởng tuyệt đối của công dân về bản chất khách quan trong các sử luận, bất kể lý tưởng chính trị của họ là gì. Vì sao? Vì HĐHP là nền tảng của pháp lý, cơ sở của đạo đức chính trị. Đó là cơ bản của thể chế dân chủ".
Với sự phát triển về pháp lý và ảnh hưởng càng ngày càng lớn của Liên minh châu Âu, hiện nay, HĐHP của Pháp đã phải thích nghi, đáp ứng và sáp nhập hiến pháp của Pháp cho phù hợp với hiến pháp của Liên minh. Điều này chắc chắn sẽ làm cân bằng lại và giảm bớt các khuyết điểm của HĐHP.
Võ Trung Dung (từ Paris)
Một cách gần gũi, chính giới và công dân Pháp gọi 9 thành viên của Hội đồng Hiến pháp (HĐHP) là "Người bảo vệ Hiến pháp" hoặc "Nhà hiền triết". Được thành lập bởi hiến pháp của nền đệ ngũ Cộng hòa tháng 10/1958, vai trò của Hội đồng - một tổ chức "phi chính trị" - là kiểm soát tính cách "hợp hiến" và "hợp pháp" của các cuộc bầu cử ở tầng cấp quốc gia (quốc hội, tổng thống), các cuộc trưng cầu dân ý, các dự án luật và luật đã ban hành.
Tổng thống, chủ tịch hạ nghị viện và chủ tịch thượng nghị viện bổ nhiệm, mỗi người, 3 thành viên. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên tối đa là 9 năm và không thể gia hạn. Để có thường xuyên "máu" mới và cân bằng về "màu sắc" chính trị, cứ ba năm, 1/3 thành viên của Hội đồng được thay đổi. Tuy nhiên, các đại biểu của hạ và thượng nghị viện có quyền bác bỏ - nếu bỏ phiếu đạt được 3/5 đa số - sự bổ nhiệm của bất cứ thành viên nào của HĐHP. Một đặc điểm nữa: các cựu tổng thống mặc nhiên là thành viên vĩnh viễn, cho đến khi từ chức vì lý do sức khỏe...
10 ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp |
Hội đồng Hiến pháp không nằm trong các bộ máy tư pháp và hành chính quốc gia. Nó là dụng cụ dân chủ theo tinh thần của hiến pháp, để bảo vệ hiến pháp. HĐHP của Pháp không có quyền và khả năng tư pháp nếu so sánh với chức năng của Tòa án Tối cao của Hoa Kỳ, tuy nhiên vẫn có quyền lực để bác bỏ, ví dụ, vì lý do gian lận hoặc không công bằng, kết quả của một cuộc bầu cử. Hội đồng cũng có thể chỉ điểm tính cách "bất hiến" của một luật hay sắc lệnh của quốc hội và chính phủ. Tóm lại, nó không có quyền tư pháp nhưng có sức mạnh tinh thần. Quốc hội, chính phủ và các bộ phận hành chính không thể bỏ ngoài tai ý kiến của HĐHP, bởi luật pháp của Pháp cho phép công dân và tổ chức dân sự quyền kiện chính phủ trước tòa án hành chính để bác bỏ bất cứ luật hay sắc lệnh nào đó có "nhãn hiệu" phi hiến pháp.
Theo hiến pháp, các thành viên của HĐHP phải phân xử một cách khách quan và hoàn toàn phi chính trị. Dưới sự quan sát của dư luận, báo chí và quốc hội, HĐHP nói chung đã phân xử các vụ kiện đúng theo tinh thần quy định của hiến pháp.
Nhưng sự hoàn hảo vẫn chưa đạt được! Nhiều khuyết điểm, sau 54 năm thành lập, vẫn tồn tại, hoặc chưa được cải cách, như cách thức bổ nhiệm các thành viên. Tuy 9 thành viên được bổ nhiệm bởi 3 lãnh đạo khác nhau: tổng thống và 2 chủ tịch của hạ và thượng nghị viện nhưng mục đích bảo đảm tính chất đa dạng về chính trị của Hội đồng ít khi đạt được. Thông thường, tổng thống và đa số các đại biểu quốc hội - hạ và thượng nghị viện - nằm chung xu hướng chính trị. Và thường, họ ủng hộ nhau! Kết quả: đa số các thành viên của HĐHP, có thể không cùng đảng phái, nhưng có cùng "màu sắc" chính trị.
Hai tháng gần đây, nhiều tai tiếng đã làm mất uy tín và "thương hiệu" minh bạch của Hội đồng Hiến pháp. Năm 1995, thủ tướng Edouard Balladur ra ứng cử tổng thống, và cạnh tranh với... tổng thống đương nhiệm, ông Jacques Chirac. Hai chính trị gia đều nằm chung đảng phái cánh hữu. Cuối cùng, ông Chirac đã tái đắc cử.
Sau khi bầu cử đã kết thúc, HĐHP có nhiệm vụ kiểm soát ngân sách đã sử dụng cho cuộc vận động bầu cử của từng ứng cử viên, với mục đích bảo đảm tính cách minh bạch của các phương tiện vận động cử tri. Các nhà điều tra của HĐHP đã chú ý tới nhiều "tiền mặt" và "nhà tài trợ" có dấu hiệu rõ ràng bất hợp pháp. Ông Jacques Robert, thành viên HĐHP lúc đó, khẳng định: "Ngân sách của ông Balladur có đến gần 2 triệu euro không biết từ đâu tới!!!".
Mặc dù đã nhận ra nhiều điều bất thường trong ngân sách của ứng viên Edouard Balladur, HĐHP vẫn hợp thức hóa ngân sách này. Cách đây 2 tháng, bị báo chí và quốc hội chất vấn về sự thiên vị có lợi cho ông Edouard Balladur, chủ tịch HĐHP lúc bấy giờ, ông Roland Dumas, một chính trị gia kỳ cựu và nổi tiếng, biện hộ: "Chúng tôi biết chuyện đó, nhưng nếu chúng tôi không duyệt qua ngân sách này, chúng tôi phải duyệt lại cả ngân sách của ông Jacques Chirac vừa tái đắc cử! Điều tra đi điều tra lại như vậy sẽ làm cho nước Pháp bất ổn về mọi mặt. Vì lợi ích chung, chúng tôi đã "bỏ qua" chuyện này".
GS Pascal Jan, chuyên gia về hiến pháp, giảng viên ĐH Chính trị của Bordeaux và trường Hành chính Quốc gia (ENA) nhận xét: "HĐHP và các thành viên phải nằm ở vị trí tối cao về tính chất minh bạch và phải được sự tin tưởng tuyệt đối của công dân về bản chất khách quan trong các sử luận, bất kể lý tưởng chính trị của họ là gì. Vì sao? Vì HĐHP là nền tảng của pháp lý, cơ sở của đạo đức chính trị. Đó là cơ bản của thể chế dân chủ".
Với sự phát triển về pháp lý và ảnh hưởng càng ngày càng lớn của Liên minh châu Âu, hiện nay, HĐHP của Pháp đã phải thích nghi, đáp ứng và sáp nhập hiến pháp của Pháp cho phù hợp với hiến pháp của Liên minh. Điều này chắc chắn sẽ làm cân bằng lại và giảm bớt các khuyết điểm của HĐHP.
Võ Trung Dung (từ Paris)