Những cuộc biểu tình ở Tunisia và giờ đây là Ai Cập khiến nhiều nhà lãnh đạo Ảrập lo lắng bất ổn có thể lan rộng tới đất nước họ.
Yemen
Tổng thống Ali Abdullah Saleh cầm quyền từ năm 1978. Ông lãnh đạo quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông và sẵn sàng cho thấy ông chịu tác động lớn bởi những sự kiện ở Tunisia và Ai Cập.
Biểu tình ở Ai Cập. Ảnh: Sky
Algeria
Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika lên nắm quyền từ năm 1999 với sự ủng hộ của quân đội trong một cuộc bầu cử. Trong nỗ lực ngăn chặn những cuộc biểu tình có thể xảy ra, ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp - được thiết lập từ năm 1992 - sẽ được dỡ bỏ. Ông cũng đưa ra những kế hoạch cho chương trình tạo việc làm mới.
Jordan
Quyền lực thực sự ở Jordan thuộc về chế độ quân chủ.
Quốc vương Abdullah II tiếp nhận quyền lực từ cha - Quốc vương Hussein năm 1999. Ông đã giải tán chính phủ của mình và tuyên bố một thủ tướng ủng hộ cải cách trong làn sóng biểu tình ở Tunisia và Ai Cập.
Các nhà phân tích cho rằng, người dân Jordan sẽ tiếp nhận sự thay đổi dưới chế độ quân chủ hơn là cố gắng loại quyền lực của cá nhân ông.
Ảrập Xêút
Triều đại Al Saud nắm giữ độc quyền quyền lực. Các đảng phái chính trị bị cấm, phe đối lập được tổ chức từ nước ngoài.
Vua Abdullah kế nhiệm Quốc vương Fahd năm 2005. Ông được coi là “miễn nhiễm” với tham nhũng và ủng hộ cải cách để cân bằng với các truyền thống Ảrập Xêút.
Người Shia chiếm 10% dân số Ảrập Xêút và thường cảm thấy bị thiệt thòi. Có những cuộc đụng chạm thường xuyên với lực lượng an ninh nhưng Ảrập Xêút được coi là một trong số những quốc gia Ảrập ít có khả năng đối mặt với biến động nhất.
Syria
Quyền lực chính trị do một tầng lớp “tinh hoa” nhỏ nắm giữ. Bashar al Assad nắm quyền năm 2000 sau 30 năm lãnh đạo của cha. Chính phủ bênh vực chế độ thiết quân luật hiện hành vì vẫn trong trạng thái chiến tranh với Israel. Một cuộc trưng cầu dân ý thực hiện năm 2007 đã tán thành al Assad làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Ông là ứng viên duy nhất.
Libya
Gaddafi dẫn đầu cuộc đảo chính quân sự thành công chống lại Quốc vương Idris năm 1969.
Trong khi giới thiệu một hệ thống quản lý dựa trên “ủy ban nhân dân”, ông vẫn nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Ngày càng có nhiều bất mãn ở Libya do sự thịnh vượng từ công nghiệp dầu mỏ mang lại đã không được chia sẻ tới tay người dân. Ông được xem là người có thể làm bất cử điều gì để duy trì quyền lực.
Kuwait
Gia đình al-Sabah lên nắm quyền từ 1991.
Một cơ quan lập pháp được bầu ngày càng trở nên quả quyết trong những năm gần đây - đây cũng là quốc gia Ảrập đầu tiên ở vùng Vịnh có một quốc hội được bầu.
Tháng 5/2009, bốn phụ nữ được bầu vào quốc hội. Nhưng kiểu “gia đình trị” vẫn nắm giữ những vị trí chủ chốt trong nội các và các đảng phái chính trị không được phép hoạt động.
Morocco
Mohammed VI trở
thành Quốc vương năm 1999. Theo hiến pháp, vua có thể giải tán quốc hội, sa
thải hoặc bổ nhiệm thủ tướng.
Mặc dù tiếp tục các cải cách, quyền lực cuối cùng vẫn nằm trong tay ông. Ông cũng bắt đầu những thay đổi chính trị và kinh tế, đồng thời tiến hành cuộc điều tra vi phạm nhân quyền thời cha ông cầm quyền.
Palestine
Chính quyền Palestine không tổ chức bầu cử kể từ năm 2006, để Tổng thống Mahmoud Abbas và các thành viên quốc hội tiếp tục giữ nhiệm sở sau khi nhiệm kỳ bầu cử của họ chấm dứt.
Trong làn sóng các cuộc biểu tình ở Ai
Cập và Tunisia, Thủ tướng Salam Fayyad tuyên bố sẽ đưa ra ngày bầu cử.
-
Thái An (Theo Sky)