Sự thay đổi ở Ai Cập và có thể lan sang rộng hơn ở Trung Đông có thể tác động mạnh mẽ đến tương lai giá dầu, tới phạm vi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, an ninh Israel và nhiều vấn đề khác.
>> Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
>> 9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Steve Clemons đã phân tích Ai Cập thời hậu Mubarak qua hình thức hỏi đáp.
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đang ăn mừng ở khắp các thành phố Ai Cập sau khi buộc được Tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Ông Mubarak - người đã tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, ông sẽ trao quyền cho Phó Tổng thống Omar Suleiman - đã đột nhiên chuyển giao quyền lực cho quân đội và rời Cairo.
Sau 18 ngày dân chúng biểu tình, ông Mubarak đã buộc phải từ chức. Ảnh: Getty Images
Ý nghĩa gì với Mỹ?
Sự từ chức của Mubarak và tình trạng
bất ổn mà Ai Cập đang đối mặt sẽ là những vấn đề nghiêm trọng đối với chính sách
đối ngoại của Mỹ. Ai Cập của Mubarak là đồng minh lâu năm, hợp tác với Mỹ
trong hàng loạt vấn đề, từ chống khủng bố tới hỗ trợ các hoạt động quân sự Mỹ ở
Trung Đông hay hỗ trợ những tuyến vận chuyển an toàn tạo điều kiện cho các cuộc
đàm phán Ảrập - Israel.
Sự thay đổi ở Ai Cập và có thể lan sang rộng hơn ở Trung
Đông, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai giá dầu, tới phạm vi ảnh hưởng của
Mỹ trong khu vực, an ninh Israel và nhiều vấn đề khác.
Với một Ai Cập trong thời kỳ chuyển tiếp, Mỹ có thể chứng kiến một số lợi ích bị ảnh hưởng, số khác vẫn an toàn. Bất kể điều gì cuối cùng đã xảy ra ở Ai Cập, thì quá trình mới chỉ bắt đầu. Số phận ảnh hưởng khu vực của Mỹ và các quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự với Trung Đông là một phần của quá trình ấy.
Ai dẫn dắt Ai Cập?
Trong bài phát biểu khoảng 30 giây, phó Tổng thống
Omar Suleiman tuyên bố, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang sẽ quản
lý các công việc của đất nước. Quân đội giờ đây dường như hoàn toàn nắm quyền
kiểm soát đất nước. Suleiman, một đồng minh của Mubarak vẫn nằm trong
chính phủ nhưng khả năng ảnh hưởng bị giảm bớt. Đây là một tình thế bất ổn, và
quyền lực cuối cùng sẽ thay đổi thế nào vẫn là điều không rõ ràng.
Hội đồng Tối cao được thiết lập gồm những người đứng đầu các đơn vị quân sự khác nhau cũng như Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng. Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi chủ trì các cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng trong sự vắng mặt của ông Mubarak.
Công việc chuyển giao sẽ thế nào?
Những gì rõ ràng là một tiến trình sẽ
bắt đầu với sự tham gia của các đảng phái đối lập, cho dù công việc ấy hoạt động
ra sao vẫn chưa được xác định. Hầu hết còn phụ thuộc vào việc Hội đồng Tối cao
các lực lượng vũ trang sẽ cơ cấu nhiệm vụ phía trước thế nào.
Quân đội từng tuyên bố sẽ không có ý định duy trì quyền lực lâu dài. Quân đội giờ đây có lẽ sẽ “kiến tạo” con đường để nước này đi tới hai thay đổi lớn. Thay đổi quy định trong Hiến pháp từng ngăn cản dân chủ và thiếp lập một tiến trình để các nhóm chính trị mới có vai trò trong việc xác định một cuộc bầu cử công bằng cần cơ cấu thế nào.
Mubarak ở đâu, và sẽ đi đâu?
Sớm nay, máy bay của ông Mubarak được
thông báo đã rời dinh tổng thống và đáp xuống Sharm el-Sheikh, thành phố nghỉ
dưỡng Biển Đỏ thuộc phía nam bán đảo Sinai, Ai Cập.
Có một số tin đồn rằng ông sẽ rời đất nước, nhưng chưa được xác nhận. Rất có thể ông sẽ làm vậy và tìm một nơi an toàn ở một trong các quốc gia vùng Vịnh, hay châu Âu và thậm chí là Mỹ, nhưng bất kỳ một quốc gia nào tiếp nhận ông sẽ phải đối mặt với những người dân Ai Cập đầy giận dữ. Ông Mubarak cũng có thể phải lo lắng về các thách thức pháp lý và dẫn độ.
Điều gì đã xảy ra giữa bài phát biểu đêm trước của Mubarak và quyết định từ chức của ông?
18 ngày áp lực cuối cùng đã tạo ra một
quyết định từ chức, nhưng không chắc là Mubarak cuối cùng sẽ chịu thua. Ở mức độ
nào đó, khả năng của Mubarak trong việc chống lại các “làn gió ngược” khá ấn
tượng.
Quân đội dường như có một số chia rẽ giữa những người tin rằng Mubarak nên ra đi và những người vẫn còn lòng trung thành hay sợ hãi với ông. Đây có thể là một “cuộc đảo chính mềm” khi quân đội Mubarak từ chức. Điều quan trọng là chúng ta không nghe thấy chính ông tuyên bố từ chức; chúng ta nghe thấy Suleiman thông báo những từ mà Mubarak từng từ chối.
Nhà Trắng đóng một vai trò trong quyết định từ chức của Mubarak?
Đúng, Nhà Trắng quan trọng nhưng chắc chắn không đóng vai trò quyết định. Người dân Ai Cập tạo ra các sự kiện để buộc Mubarak lui bước. Nhà Trắng xác định các nguyên tắc cốt lõi mà họ quan tâm nhất - không bạo lực, tôn trọng quyền của người dân trong tụ tập và biểu tình, kêu gọi sự chuyển giao ý nghĩa và đây có thể là “khuôn khổ” cho nhiều quốc gia khác. Áp lực các nguyên tắc này từ Mỹ tạo ra sự khác biệt nhưng không phải là những gì quan trọng nhất.
Quan hệ giữa Mỹ và chính phủ lâm thời cũng như các nhà lãnh đạo phe dân sự đối lập thế nào?
Không rõ ràng. Quân đội sẽ tiếp tục
tiếp xúc với Lầu Năm Góc, còn Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao sẽ tăng cường liên lạc
với đại diện của các lãnh đạo đối lập.
Tương lai của quá trình thông tin này không rõ ràng, nhưng Mỹ có thể mong chờ vào một khoảng thời gian thích hợp tiếp cận với các lãnh đạo tại Ai Cập - những người tự cam kết với các nguyên tắc dân chủ. Dù sao thì Mỹ sẽ không nỗ lực chọn lựa những nhân vật chính trị thắng thế hay thất bại. Điều này sẽ gây phản ứng ngược và làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc có mối quan hệ lành mạnh trên cơ sở cùng có lợi với chính phủ tiếp theo của Ai Cập.
Tác động thế nào tới Trung Đông?
Ai Cập là một mỏ neo chính trong thế giới Ảrập, trong thế giới Hồi giáo và là quốc gia chủ chốt của châu Phi. Ảnh hưởng từ “cơn địa chấn” Ai Cập có thể sẽ rất lớn nhưng cũng khó dự đoán. Các chính phủ trong khu vực có thể lập tức ảnh hưởng là Jordan, Morocco, và Yemen, nhưng các động lực chính trị và chính phủ ở các quốc gia này không giống như ở Ai Cập.
Người biểu tình sẽ rời quảng trường Tahrir?
Quảng trường Tahrir có lẽ sẽ tiếp tục thành địa điểm tập trung đông đúc người trong vài tuần tới, nhưng không phải vì người biểu tình mà là các hoạt động chào mừng khi người dân đã thay đổi lịch sử bình yên của họ. Một số người có thể vẫn ở lại quảng trường để các lợi ích của người dân vẫn thể hiện rõ với Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang.
-
Thái An (Theo Yahoo! News)