- Bầu BCH Trung ương, Bộ Chính trị vừa qua đã có số dư không hạn định, tạo không khí dân chủ. Ở cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, MTTQ có định áp dụng kinh nghiệm này? Ông Đỗ Duy Thường phát biểu tại hội nghị Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 14/2.
>> Thống kê dân số để tính số lượng đại biểu Quốc hội
>> 65 năm hành trình dân chủ của Quốc hội
Luật bầu cử ĐBQH và HĐND sửa đổi vừa qua không có thêm điểm gì mới về tiêu chuẩn lựa chọn ĐBQH.
Nhưng theo ông Trần Đình Phùng,
là cơ quan tổ chức hiệp thương, Mặt trận Tổ quốc phải làm rõ các yêu
cầu về tiêu chuẩn cho từng ứng viên.
Ông Trương Quang Phú: Có những đại biểu không bao giờ phát
biểu gì, mà lúc nào cũng giơ tay đồng ý. Ảnh: Hoàng Long
Mỗi người dân khi cầm lá
phiếu bầu người đại diện là một lần ủy thác. Do đó, theo ông, tinh thần trách nhiệm phải là tiêu chuẩn hàng đầu,
tránh tình trạng sau khi được bầu vào Quốc hội thì đại biểu quên cử
tri.
Thực thi điều này, theo ông Trương Quang Phú, cũng là cách để hạn chế
những ứng viên tìm cách vào Quốc hội vì mục đích chính trị không
trong sáng.
“Chúng tôi bầu ra các vị
ĐBQH là để đại diện cho dân. Nhưng có những người không bao giờ phát
biểu gì, mà lúc nào cũng giơ tay đồng ý”, ông Phú nói.
Thực tế, cử tri có rất ít kênh để đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài các đợt tiếp xúc cử tri theo luật định, vẫn chưa có cơ chế để cử tri giám sát đại biểu.
Nhưng, như Tổng thư ký MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim thừa nhận, yếu tố quan trọng đảm bảo tiến trình bầu cử diễn ra dân chủ là làm rõ các tiêu chuẩn chọn ứng viên, “để làm sao chọn đúng những vị đại biểu thực sự có trách nhiệm với dân”.
Triệt để chống dân chủ hình thức
Ngoài chuyện tiêu chuẩn, nhiều ủy viên cũng quan tâm đến tỷ lệ số dư để tránh tình trạng “quân xanh, quân đỏ" khi bầu cử.
Ông Đỗ Duy Thường: Bài học về số dư hoàn toàn có thể áp
dụng cho bầu cử Quốc hội sắp tới, vấn đề làm hay không là ở Mặt trận. Ảnh: Hoàng Long
Nhưng theo ông Đỗ Duy Thường, kinh nghiệm từ Đại hội Đảng vừa qua cho thấy, Đại hội đã có tỷ lệ số dư không hạn định, chính vì vậy tạo ra được không khí sinh hoạt dân chủ.
Chẳng hạn, bầu BCH Trung ương đã dư tới 24% với ủy viên chính thức và 144% với ủy viên dự khuyết. Số dư bầu vào Bộ Chính trị lên tới 70%. Bài học này hoàn toàn có thể áp dụng cho việc bầu cử Quốc hội sắp tới, vấn đề làm hay không là ở Mặt trận.
“Đảng đã mở cửa trước rồi, vậy Mặt trận có đi theo không?”, ông Đỗ Duy Thường đặt vấn đề.
Dự kiến cuối tháng 2, Mặt trận sẽ tiến hành hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử.
Chương trình hành động của Mặt trận năm tới nhấn mạnh các yêu cầu về thúc đẩy dân chủ. Theo các thành viên Mặt trận, dân chủ thực chất hay không thể hiện ngay trong các bước tiến về công tác chuẩn bị cho bầu cử, và phải làm ngay từ bây giờ.
“Triệt để chống dân chủ hình thức. Đừng để mỗi khi nói đến chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội thì chuyện dân chủ hình thức lại trở thành một nỗi ám ảnh lớn”, ông Nguyễn Tiến Võ trăn trở.
Chỉ còn hơn ba tháng,
cả nước sẽ bước vào cuộc bầu cử lớn nhất từ trước đến nay, do ghép
hai đợt bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân thành một.
Ngày 21/2: Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện, xã dự kiến cơ cấu, thành
phần, số lượng đại biểu HĐND được bầu ở cấp mình.
26/2: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (cả cấp trung ương và cấp tỉnh,
huyện, xã) thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND được bầu.
17h ngày 18/3: Thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ của những người ứng cử và tự
ứng cử.
21/3 đến 23/3: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa
thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH.
17h ngày 23/3: Người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hồ sơ
tại ủy ban bầu cử nơi mình ứng cử.
12/4: Tiến hành xong việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu
đối với người ứng cử.
17/4: Niêm yết danh sách cử tri.
2/5: Niêm yết danh sách những người ứng cử ở các khu vực bỏ phiếu.
12/5: Ngừng xem xét khiếu nại, tố cáo, kiến nghị.
22/5: Bầu cử đại biểu QH và HĐND.
-
Lê Nhung