Sau hơn 20 năm tạo mọi điều kiện tốt nhất để ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, thông qua chính sách ép các hãng xe ngoại phải lập liên doanh 50:50 với doanh nghiệp ô tô trong nước và áp thuế nhập khẩu cao, giờ đây Trung Quốc đã có những thương hiệu ô tô nội địa cạnh tranh được với hàng ngoại.
Để có cái nhìn toàn cảnh về vị trí của các thương hiệu nội địa trên thị trường ô tô Trung Quốc, trang CarSalesBase đã tổng hợp danh sách các nhà sản xuất ô tô lớn nhất trong năm 2017 dựa theo doanh số.
Kém nhất là Great Wall Motors, ở vị trí thứ 68. Hãng được thành lập vào năm 1984, ban đầu chủ yếu sản xuất xe thương mại. Gần đây, công ty tập trung vào dòng SUV. Năm 2017, doanh số xe mang thương hiệu Great Wall Motors đạt 11.652 chiếc.
Tiếp theo là Borgward với vị trí thứ 56, một thương hiệu không phải thuần Trung Quốc. Thương hiệu ô tô Đức này đã hồi sinh sau 5 năm gián đoạn, khi Beiqi Foton Motor, thuộc BAIC, ký kết thỏa thuận với cháu nội người sáng lập công ty - Christian Borgward vào năm 2015. Năm ngoái, với các mẫu xe như SUV BX7, công ty đã chiếm 0,18% thị phần ô tô Trung Quốc, tương đương 44.380 chiếc.
Thành lập vào năm 1992, tập đoàn Brilliance Auto Group (vị trí thứ 43) có 3 thương hiệu là Brilliance, Huasong và Jinbei. Công ty đã hợp tác liên doanh với BMW, sản xuất một số mẫu xe như Series 1 sedan. Năm ngoái, doanh số của hãng là 101.317 xe.
First Automobile Works (FAW), đứng ở vị trí thứ 31, hiện đang nắm giữ tổng cộng 8 thương hiệu ô tô. Là nhà sản xuất xe du lịch lâu đời nhất Trung Quốc, FAW được thành lập hồi năm 1953, hiện có liên doanh với một số thương hiệu nổi tiếng như Volkswagen, Toyota, Audi và General Motors (GM). FAW đã bán được 191.179 xe trong năm ngoái.
Hãng xe Zotye Auto (vị trí thứ 26) được thành lập năm 1968, “nổi tiếng” với các mẫu xe nhái thương hiệu lớn, như Zotye SR8 nhái Porsche Macan, Zotye E200 nhái Smart ForTwo, hay Zotye T600 nhái Volkswagen Tiguan. Hãng đã bán được 311.266 xe trong năm ngoái.
Một thương hiệu tương đối mới - BYD (Build Your Dreams) được thành lập năm 2003, khởi đầu là một nhà sản xuất pin trước khi mua lại Công ty ô tô Tsinchuan vào năm 2002. Công ty này xếp ở vị trí thứ 20 trong danh sách do CarSalesBase tổng hợp. Ngoài việc sản xuất xe chạy điện, công ty cũng có liên doanh với Daimler, cho ra mắt mẫu xe chạy điện mới Denza 500 đi được 500 km sau mỗi lần sạc. BYD đã bán được 403.496 xe vào năm ngoái.
Đứng ở vị trí thứ 7 là Chery. Với 455.718 xe bán ra trong năm 2017, hãng đã cung cấp nhiều dòng SUV, sedan và supermini tại Trung Quốc, trong đó có nhiều mẫu xe mang thương hiệu phụ Jetour. Ngoài ra còn có thương hiệu phụ Exeed mới dành cho thị trường châu Âu cùng mẫu xe TX với đích ngắm là phân khúc xe đa dụng tại “lục địa già”.
Vị trí thứ 17 thuộc về Guangzhou Automobile Group, với doanh số 508.029 xe trong năm 2017. Tập đoàn này sản xuất cả xe du lịch và xe thương mại, với các thương hiệu GAC, Trumpchi, Gonnow và Changfeng. Guangzhou Automobile Group hiện có liên doanh với Fiat, Honda, Mitsubishi và Toyota.
Đứng ở vị trí thứ 5 là Tập đoàn ô tô Thượng Hải (SAIC) - có tên trong top 100 công ty lớn nhất thế giới (Fortune Global 100) và là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc (cùng với Chang'an Motors, FAW Group và Dongfeng Motor).
Đứng trước SAIC ở vị trí 14 là BAIC Group (Beijing Automotive Industry Holding) với doanh thu 566.856 chiếc xe hồi năm 2017. Là một tập đoàn nhà nước, BAIC hiện sở hữu các công ty con, gồm BAIC Motor, BAW, BJEV và Foton Motor.
Tập đoàn ô tô Đông Phong - Dongfeng Motor đứng vị trí thứ 12, bán được 639.248 xe hồi năm ngoái, với các thương hiệu Fengdu, Fengshen và Fengxing. Dongfeng cũng đang liên doanh với những hãng xe nổi tiếng là Honda, Nissan và Renault.
Thương hiệu Haval của Great Wall Motors đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách, với doanh số 849.554 xe trong năm 2017. Doanh số này cao hơn một số hãng xe ngoại, như Hyundai (796.586 chiếc) và Ford (839.815 chiếc)
Vị trí thứ 7 thuộc về Changan Auto (với thương hiệu Changan hoặc Chana), với doanh số năm 2017 là 1.055.096 xe. Changan đang liên doanh với các hãng như DS Automobiles, Ford, Mazda, Peugeot-Citroen và Suzuki.
Dẫn đầu các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là Geely (vị trí thứ 3 toàn thị trường). Cuối tháng 5/2017, Geely đã mua lại 49,9% cổ phần của hãng xe Malaysia Proton.
Khởi điểm là một doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh do tỷ phú Li Shufu sáng lập vào năm 1986, Geely sau đó đã trở thành nhà sản xuất xe máy và bắt đầu sản xuất xe tải nhỏ vào năm 1998.
Năm 2001, Geely được chính phủ Trung Quốc cho phép sản xuất ô tô và bắt đầu xuất khẩu từ năm 2003. Trong năm 2017, Geely đã bán được 1.251.656 xe (số liệu của hãng là 1.247.116 chiếc), vượt cả Toyota (1.137.920 chiếc) và Nissan (1.118.085 chiếc), nhưng đứng sau Volkswagen (3.139.120 chiếc) và Honda (1.417.802 chiếc).
Dù vậy, doanh số của Geely chỉ chiếm khoảng 5,85% tổng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, một minh chứng rõ ràng cho sự độ rộng lớn của thị trường này.
Với sự lớn mạnh của ngành công nghiệp ô tô trong nước và trước tình hình phát triển mới, Trung Quốc đã quyết định dỡ bỏ quy định các hãng xe ngoại phải lập liên doanh với doanh nghiệp ô tô nội địa mới được sản xuất xe ở nước này từ năm 2022, mở ra một trang mới, một cuộc chơi mới, khốc liệt hơn cho ngành sản xuất ô tô trong nước.
(Theo Paultan/ Dân trí)
Tỷ phú Trung Quốc chi 9 tỷ USD mua cổ phần hãng xe Mercedes
Ông chủ Tập đoàn Zhejiang Geely của Trung Quốc vừa mua một lượng cổ phần trị giá 9 tỷ USD để qua đó trở thành cổ đông lớn nhất của hãng Mercedes.
Xe Trung Quốc và tham vọng vươn sang phương Tây
Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đang dựng lên kế hoạch bán xe tại châu Âu và Mỹ, vượt qua những định kiến tồn tại nhiều thập kỷ.
Ô tô SUV 'đẹp long lanh' Trung Quốc giá rẻ chỉ 284 triệu đồng trình làng
Haval H4 – chiếc ô tô SUV giá rẻ chỉ khoảng từ 284 triệu đồng của Trung Quốc vừa được giới thiệu tại Quảng Châu Auto Show 2017.
SUV 7 chỗ Trung Quốc mới giá chỉ 239 triệu khiến người Việt phát thèm
Chỉ từ 239 triệu đồng, chiếc SUV 7 chỗ mới của một công ty Trung Quốc sẽ khiến người Việt phát sốt vì thèm thuồng.
Xe SUV Trung Quốc 'đẹp long lanh' giá chỉ 193 triệu đồng của GM có gì hay?
Nhờ chính sách ưu đãi, chiếc xe SUV của GM có giá chỉ 193 triệu đồng tại thị trường Trung Quốc.
Chiếc xe đắt nhất Trung Quốc hiếm khi lăn bánh ra nước ngoài
Hồng Kỳ L5 là chiếc xe rất ít xuất hiện nhất ở nước ngoài, trong nhiều chuyến công du, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng không mang theo chiếc xe này.
Xe đạp điện giá 'bèo' Trung Quốc gây lo ngại ở châu Âu
Hàng trăm nghìn chiếc xe đạp điện giá “bèo” của Trung Quốc đang “đổ bộ” vào châu Âu mỗi năm, khiến các nhà sản xuất xe đạp trong khu vực lo ngại - CNN cho hay.