- "Theo tôi, điểm giống cơ bản giữa thị trường viễn thông với truyền hình trả tiền là định nghĩa thị trường lành mạnh. Một thị trường lành mạnh là phải phục vụ quyền lợi của người tiêu dùng là chính.", TS Mai Liêm Trực chia sẻ trong Bàn tròn trực tuyến "Cạnh tranh truyền hình trả tiền, bài học từ viễn thông".
>> Toàn cảnh: Cạnh tranh truyền hình trả tiền
>> 'Luật về truyền hình quá rõ, không phải bàn nhiều nữa'
Các vị khách mời tại buổi Bàn tròn trực tuyến "Cạnh tranh truyền hình trả tiền, bài học từ viễn thông". Từ trái sang: ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT), Nhà báo Bình Minh (dẫn lời Bàn tròn), ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Thông tin & Truyền thông, (Bộ TT&TT). |
“Tôi cũng không đi sâu nghiên cứu những kiến nghị của VN PayTV mà chỉ theo dõi vụ việc này qua báo chí. Thực ra, phản ứng của họ thì không có gì lạ, nhưng cách lập luận của VN PayTV lại khiến tôi hơi ngạc nhiên.
Trước đây cũng vậy, khi chúng ta mở cửa thị trường Viễn thông trong nước thì phản ứng của các DN đang độc quyền, muốn bảo vệ lợi ích, ngăn cản đối thủ cũng là bình thường. Nhưng nói DN viễn thông không nên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là không đúng, vì thời đại bây giờ sự hội tụ giữa truyền thông, viễn thông, truyền hình là rất rõ. Các DN viễn thông có hạ tầng đi khắp nơi, truyền dữ liệu, thoại, game qua cáp quang... nên nếu họ có cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì cũng chỉ là tận dụng hạ tầng sẵn có mà thôi.
Bên cạnh đó, Bộ TT-TT đã trình Chính phủ nhiều Nghị định, Luật liên quan nên cơ sở pháp lý, thẩm quyền đã rõ. Nhu cầu thực tế sử dụng của người dân cũng đã tăng cao, trong khi phương tiện xem hình lại chưa nhiều (còn truyền hình vệ tinh thì giá thành đắt, chưa phù hợp với người dân nông thôn).
Quan điểm của tôi là một khi luật lệ đã rõ, lại đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu thì chúng ta không cần phải suy nghĩ, phải bàn nhiều về một việc đã rõ như thế nữa. Trước đây khi mở cửa thị trường viễn thông, chúng tôi không tranh luận nhiều trên truyền thông như vậy. Sự hội tụ giữa viễn thông, CNTT, truyền thanh truyền hình, truyền dẫn phát sóng là tất yếu.
Theo tôi, việc này không quá phức tạp, không cần tốn nhiều công sức của cơ quan quản lý.”
“Phải nói rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường truyền hình trả tiền phát triển khá nóng. Hiện nay chúng ta biết tổng số thuê bao truyền hình trả tiền khoảng 4 triệu thuê bao. Nói như Hiệp hội truyền hình trả tiền là bão hòa cũng có phần đúng. Nhưng thực ra, số thuê bao này tập trung chủ yếu ở thành phố lớn nơi có sự canh tranh hết sức khốc liệt như VCTV, K+, AVG,… Tuy nhiên, tính chung số thuê bao truyền hình trả tiền trên số hộ gia đình chỉ mới chiếm 20%. Ở các nước phát triển, tình trạng bão hòa của truyền hình bão hòa là trên 70% - 80%. Do vậy vẫn còn rất nhiều sân để các doanh nghiệp phát triển truyền hình trả tiền. Hơn nữa phần đông các hộ dân không có truyền hình trả tiền lại nằm ở vùng sâu vùng xa.
Đối với Viettel, như chúng ta đã biết có số thuê bao nhiều nhất, cơ sở hạ tầng vươn khắp các vùng sâu vùng xa. Do vậy, sự tham gia của Viettel tận dụng được cơ sở tận dùng hạ tầng viễn thông đã có để cung cấp truyền hình trả tiền là phù hợp. Bộ thông tin truyền thông đã cấp phép cho VNPT triển khai dịch vụ MyTV và Viettel dịch vụ NetTV để tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mình.”
Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) tại buổi Bàn tròn trực tuyến. |
Tiến sĩ Mai Liêm Trực trả lời tại Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: Phạm Hải. |
Mặc dù vậy, tôi cho rằng giờ đây, khi Bộ TT&TT siết lại thị trường này cũng chưa phải là muộn. Hiện Bộ đã có đủ cơ sở pháp lý và thẩm quyền để quản lý thị trường này một cách có lợi, tạo điều kiện cho thị trường cạnh tranh lành mạnh.”
VietNamNet