Tổng giám đốc Facebook cho rằng Hangouts của Google+ chẳng có gì mới, hơn nữa Facebook "ăn đứt" Google+ ở nền tảng người dùng. Tóm lại, Facebook vẫn là mạng xã hội số 1.
Tại sự kiện Facebook Conference diễn ra hôm nay (7/7), Mark Zuckerberg đã trả lời một số câu hỏi về đối thủ Google+, đồng thời ngầm khẳng định vị thế số 1 của mạng xã hội "đông dân" nhất thế giới này.
Zuckerberg cho biết, quá nhiều công ty đang xây dựng những ứng dụng như chat video, nhưng trước tiên cần phải xây dựng nên “đồ thị xã hội” riêng của mình. Còn với Facebook, công việc hiện giờ chỉ là tiếp tục phát triển trên nền tảng sẵn có. Mark đã đúng khi đưa ra câu trả lời này – thử thách đặt ra ở đây là lấy được nền tảng người dùng và giúp họ sử dụng dễ dàng hơn. Facebook đã làm được điều này và tích hợp các dịch vụ rất tốt.
Một số học giả lên tiếng công nghệ của Facebook không mới. Tuy nhiên, Mark chỉ ra vấn đề không phải ở đó. MySpace đã tung ra tính năng chat video một đối một (one-by-one) năm 2004 - thứ mà Zuckerberg chỉ mới công bố vào năm 2007. Nhưng khi đó mọi người chưa hề sẵn sàng cho công nghệ này – bây giờ mới là thời điểm chín muồi bởi Facebook đã sở hữu nền tảng người dùng rộng lớn. 750 triệu người dùng kết hợp với công nghệ gọi thoại/video tốt nhất hiện nay của Skype là 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh mới cho Facebook.
Còn về Hangout của Google+, Zuckerberg cho rằng Google+ không phải là người đi tiên phong trong tích hợp chat video, Hangout cũng không thể xoay chuyển thế cờ. Điều cần thiết là nền tảng người dùng, mà hiện tại Facebook đang nắm giữ lượng lớn, và người dùng có xu hướng mong muốn những cuộc nói chuyện một đối một như một cuộc nói chuyện điện thoại thông thường hơn.
Phần thú vị và đáng chú ý hơn trong những phát ngôn của Mark, chính là lời thách thức ngầm tới Google về vị thế dẫn đầu của Facebook sau khi mạng xã hội này tích hợp Skype. Zuckerberg nhấn mạnh tới “Groups” đang được sử dụng bởi 750 triệu người dùng, đây là nỗ lực thứ 2 của Facebook sau “Friends Lists” – và nó không phải là hành động kéo thả mọi người vào trong danh sách như Circle.
Tính năng Facebook Groups được thiết kế như một giải pháp cho những ai thực sự quan tâm tới công việc của mình. Khi một số người gửi lời mời, bạn đã ở ngay trong group mà không cần làm gì. (Thực tế, vẫn cần một vài thao tác để ra khỏi Group) Zuckerberg chỉ ra rằng: chỉ có một số ít người làm công việc kết nối (friendling), số còn lại chỉ làm theo và dễ dàng phê duyệt. Groups trên Facebook tạo ra để khắc phục vấn đề của friendlist. Lượng người dùng phát triển quá nhanh, và có tới 95% không hề quan tâm tới việc tạo những Groups riêng của mình.
Trong bài viết của Tom Anderson - Chủ tịch và nhà sáng lập My Space, Tom Anderson cho rằng Facebook vô cùng thông minh khi bằng cách này, họ đạt được nhiều thứ: xây dựng nền tảng ứng dụng, để cho các nhà phát triển làm công việc nặng nề tiếp theo; tạo ra nền tảng dịch thuật, để cho người dùng dịch Facebook sang mọi ngôn ngữ; tạo ra tính năng Group, và để 5% tạo nhóm cho 95% còn lại. Nó giống với Mechanical Turk (mô hình hoạt động dựa trên nguồn lực đám đông), nhưng lại không phải trả tiền.
Mô hình nào sẽ được người dùng ưa thích hơn trong dài hạn? “Groups” của Facebook – với chức năng như Yahoo Group cổ điển tích hợp Forum, hay Google+ với “Circles” – giống như một sự kết hợp của danh sách phân phối email với Twitter cùng tính năng gửi bình luận thuận tiện hơn? Hai mạng xã hội dường như tương tự nhau, nhưng hãy cân nhắc về những thứ mà mỗi mạng có thể làm được tốt hơn – đó sẽ là chìa khóa giải đáp mô hình nào sẽ chiến thắng.
Hải Lam (Theo ICTnews)
Tại sự kiện Facebook Conference diễn ra hôm nay (7/7), Mark Zuckerberg đã trả lời một số câu hỏi về đối thủ Google+, đồng thời ngầm khẳng định vị thế số 1 của mạng xã hội "đông dân" nhất thế giới này.
Zuckerberg cho biết, quá nhiều công ty đang xây dựng những ứng dụng như chat video, nhưng trước tiên cần phải xây dựng nên “đồ thị xã hội” riêng của mình. Còn với Facebook, công việc hiện giờ chỉ là tiếp tục phát triển trên nền tảng sẵn có. Mark đã đúng khi đưa ra câu trả lời này – thử thách đặt ra ở đây là lấy được nền tảng người dùng và giúp họ sử dụng dễ dàng hơn. Facebook đã làm được điều này và tích hợp các dịch vụ rất tốt.
Một số học giả lên tiếng công nghệ của Facebook không mới. Tuy nhiên, Mark chỉ ra vấn đề không phải ở đó. MySpace đã tung ra tính năng chat video một đối một (one-by-one) năm 2004 - thứ mà Zuckerberg chỉ mới công bố vào năm 2007. Nhưng khi đó mọi người chưa hề sẵn sàng cho công nghệ này – bây giờ mới là thời điểm chín muồi bởi Facebook đã sở hữu nền tảng người dùng rộng lớn. 750 triệu người dùng kết hợp với công nghệ gọi thoại/video tốt nhất hiện nay của Skype là 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh mới cho Facebook.
Còn về Hangout của Google+, Zuckerberg cho rằng Google+ không phải là người đi tiên phong trong tích hợp chat video, Hangout cũng không thể xoay chuyển thế cờ. Điều cần thiết là nền tảng người dùng, mà hiện tại Facebook đang nắm giữ lượng lớn, và người dùng có xu hướng mong muốn những cuộc nói chuyện một đối một như một cuộc nói chuyện điện thoại thông thường hơn.
Phần thú vị và đáng chú ý hơn trong những phát ngôn của Mark, chính là lời thách thức ngầm tới Google về vị thế dẫn đầu của Facebook sau khi mạng xã hội này tích hợp Skype. Zuckerberg nhấn mạnh tới “Groups” đang được sử dụng bởi 750 triệu người dùng, đây là nỗ lực thứ 2 của Facebook sau “Friends Lists” – và nó không phải là hành động kéo thả mọi người vào trong danh sách như Circle.
Tính năng Facebook Groups được thiết kế như một giải pháp cho những ai thực sự quan tâm tới công việc của mình. Khi một số người gửi lời mời, bạn đã ở ngay trong group mà không cần làm gì. (Thực tế, vẫn cần một vài thao tác để ra khỏi Group) Zuckerberg chỉ ra rằng: chỉ có một số ít người làm công việc kết nối (friendling), số còn lại chỉ làm theo và dễ dàng phê duyệt. Groups trên Facebook tạo ra để khắc phục vấn đề của friendlist. Lượng người dùng phát triển quá nhanh, và có tới 95% không hề quan tâm tới việc tạo những Groups riêng của mình.
Trong bài viết của Tom Anderson - Chủ tịch và nhà sáng lập My Space, Tom Anderson cho rằng Facebook vô cùng thông minh khi bằng cách này, họ đạt được nhiều thứ: xây dựng nền tảng ứng dụng, để cho các nhà phát triển làm công việc nặng nề tiếp theo; tạo ra nền tảng dịch thuật, để cho người dùng dịch Facebook sang mọi ngôn ngữ; tạo ra tính năng Group, và để 5% tạo nhóm cho 95% còn lại. Nó giống với Mechanical Turk (mô hình hoạt động dựa trên nguồn lực đám đông), nhưng lại không phải trả tiền.
Mô hình nào sẽ được người dùng ưa thích hơn trong dài hạn? “Groups” của Facebook – với chức năng như Yahoo Group cổ điển tích hợp Forum, hay Google+ với “Circles” – giống như một sự kết hợp của danh sách phân phối email với Twitter cùng tính năng gửi bình luận thuận tiện hơn? Hai mạng xã hội dường như tương tự nhau, nhưng hãy cân nhắc về những thứ mà mỗi mạng có thể làm được tốt hơn – đó sẽ là chìa khóa giải đáp mô hình nào sẽ chiến thắng.
Hải Lam (Theo ICTnews)